Bài Giảng Chương 1: Lý Luận Chung Về Đạo Đức Và Sự Hình Thành Đạo Đức Trong Nhân Cách Cá Nhân

Chương 1: Lý luận chung về đạo đức và sự hình thành đạo đức trong nhân cách cá nhân . 1 Một số khái niệm 1 Đạo đức 1 1.1.1.1 Các khái niệm về đạo đức 1 Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa các cá nhân, cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó qui định gi& #7899;i hạn nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định này tự giác tạo thành động lực cho phát triển xã hội. Đó là các qui tắc, chuẩn mực hoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xã hội. Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã hội. Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau: - Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên t&# 7855;c, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội. -Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. -Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người vN 99;i con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. 1.1.1.2 Cấu trúc của đạo đức 1 Các thành tố của đạo đức là: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức. - Ý thức đạo đức: Như ở trên chúng ta đã xem xét, con người không thể sống bên ngoài các mối quan hệ xã hội. Cốt lõi của những mối quan hệ đó là tương quan của những quyền lợi cá nhân và những quyền lợi cộng đồng. Để tồn tN 41;i, con người phải dựa vào nhau trên cơ sở những lợi ích cá nhân phải phù hợp với những lợi ích của cộng đồng. Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phù hợp của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống chính là ý thức đạo đức. - Hành vi đạo đức: Mọi hành vi được thực hiện do thôi thúc của một động cơ nào đó. Khi hành vi được thực hiện đó thôi thúc của ý thức đạo đức thì nó được gọi là hành vi đ&# 7841;o đức. Hành vi đó thể hiện ý thức đạo đức và văn hoá đạo đức của cá nhân. Hành vi đạo đức tác động trực tiếp đến con người và gắn liền với ý thức đạo đức. Khi xem xét văn hoá đạo đức chúng ta không thể chỉ xem xét ý thức đạo đức mà phải xem xét cùng với những hành vi đạo đức. - Quan hệ đạo đức: Quan hệ đạo đức là những quan hệ đã ý thức đạo đức điều chỉnh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Những quan hệ này thường được hình thức hoá bằng những nghi thức xã hội, những phong tục, tập quán... vì thế một mặt nó thể hiện ý thức đạo đức, mặt khác nó đóng vai trò hình thành và củng cố ý thức đạo đức. Cần phải phân biệt giữa đạo đức cá nhân và đạo đức cộng đồng. Cả đạo đức cá nhân và đạo đức cộng đồng đều góp phần tạo ra một cộng đồng tốt. Tuy nhiên, nói một cộng đồng có & #273;ạo đức không có nghĩa là đạo đức của tất cả các thành viên trong cộng đồng ấy đều giống nhau. Đạo đức là cái thiện, nhưng cái thiện thể hiện rất cụ thể dưới hình thức ứng xử hoặc thái độ của từng cá nhân. Đời sống tinh thần của các cá nhân được hun đúc, hình thành bởi lịch sử cá nhân. Đạo đức cá nhân là phần góp về đạo đức của mỗi người, các sự góp đó tạo thành đặc điểm cộng đồng. Nếu nó tươ ng tác với nhau tạo ra một giá trị tương đối đồng nhất trong cộng đồng thì đó gọi là đạo đức của cộng đồng. Đạo đức có một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển liên tục. Không có chuyện đạo đức của thế kỷ này phá vỡ đạo đức của thế kỷ trước. Trong văn hoá có đạo đức, nhưng như thế không có nghĩa là các yếu tố đạo đức của dân tộc này khác với dân tộc khác, của thế kỷ này khác với thế kỷ khác. Văn hoá thểề hiện hình thức của đạo đức, là phương thức để con người và các dân tộc thể hiện bản thân mình. Chính vì thế, đạo đức của dân tộc nào, cộng đồng nào, thời đại nào cũng có cái vỏ văn hoá trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.Đạo đức thì không thể mất đi. Đạo đức còn tồn tại chừng nào con người còn tồn tại. Đạo đức thuộc về con người, là bản chất của con người, cũng như cái thiện có nội  73;ung phổ biến trong đời sống con người, mặc dù mỗi dân tộc thể hiện đạo đức của mình dưới những hình thức văn hoá khác nhau. 1.1.1.3 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức3 Khi nghiên cứu đạo đức chúng ta cần quan tâm đến một số phạm trù cơ bản của đạo đức. a. Nghĩa vụ3 Nghĩa vụ của đạo đức thể hiện ở chỗ khi con người tham gia vào hoạt động sản xuất và hoạt động sống, anh ta ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với người khác và đối với cộng đồng. Ngay từ thế kỷ XVII - XVIII các nhà duy vật Pháp đã chỉ rõ "Nghĩa vụ đạo đức là cái tất yếu đối với tất cả mọi người thực hiện trách nhiệm của mình". Nghĩa vụ đạo đức đã xuất hiện rất sớm và nó tồn tại với thời gian, tồn tại qua các giai đoạn phát triển của lịch sử loài người. Điều đó cho thấy, ở bất kỳ chế độ xã hội nào, ở thời kỳ phát triển xã hội nào thì nghĩa vụ cũng rất cần thiết. Ngh&# 297;a vụ thể hiện như là ý thức, tình cảm con người về mối quan hệ hài hoà giữa nhu cầu và lợi ích cá nhân với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng, xã hội. Điều đáng chú ý là việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức bao giờ cũng mang tính tự giác và do chính bản thân đã nhận thức rõ vấn đề. Do vậy, khi thực hiện nghĩa vụ đạo đức con người luôn có cảm giác hạnh phúc, hài lòng vì tình cảm cao thượng, vì lòng tự trọng và phẩm giá của con người. Nghĩ a vụ đạo đức là ý thức và tình cảm của con người tự nguyện, tự giác thực hiện các hành động của mình theo các chuẩn mực chung của xã hội. Nghĩa vụ đạo đức của con người có mối liên hệ chặt chẽ với nghĩa vụ pháp lý. Nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý của con người đều có chung mục đích là nhằm điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với qui tắc, chuẩn mực chung của xã hội. Nghĩa vụ không hình thành một cách tự nhiên, nhất thời m à nó được hình thành và hoàn thiện trong cả quá trình giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân, thậm chí qua quá trình đấu tranh, thử thách của cuộc sống. b. Lương tâm3 Lương tâm có thể được hiểu như tiếng nói bên trong đầy quyền uy chỉ dẫn, thôi thúc con người ta làm những điều tốt, ngăn cản, chỉ trích làm những điều xấu. Theo quan điểm biện chứng của đạo đức học thì lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cả ;m đạo đức của cá nhân về sự tự đánh giá những hành vi, cách cư xử của mình trong đời sống xã hội. Sự hình thành lương tâm là quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao trong quá trình lao động sản xuất và giao tiếp xã hội. Có thể nêu ra các mức độ phát triển của lương tâm như sau: Ý thức về cái cần phải làm do sự sợ hãi bị trừng phạt bởi thiết chế xã hội hoặc ý niệm tâm linh. Ý thức về cái cần phải làm, cần phải tránh vì xấu hổ trư ;ớc người khác và trước dư luận xã hội. Ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ với bản thân. Khi cá nhân xấu hổ với bản thân, với những hành vi của mình là bước đầu của cảm giác lương tâm. Từ cảm giác đó đến sự phán xét các suy nghĩ, hành vi của mình thì đó chính là lương tâm. Vì thế lương tâm có quan hệ chặt chẽ với ý thức nghĩa vụ của con người. Khi con người làm những điều xấu, độc ác thì lương tâm cắn rứt. Trái lại khi c á nhân làm những điều tốt, cao thượng thì lương tâm thanh thản. Do vậy, trong cấu trúc của lương tâm tồn tại khái niệm xấu hổ, hối hận. Giữ cho lương tâm trong sạch là một tiêu chí hạnh phục và tiêu chí sống của con người. c. Thiện và Ác4 Thiện và Ác là cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi thời đại, là thước đo đời sống đạo đức của mọi cá nhân. Thiện và Ác cũng là phạm trù cơ bản làm thước đo đời sống đạo đức của con người. Cái Th iện là cái tốt đẹp biểu hiện lòng nhân ái của con người trong cuộc sống hàng ngày. Đó chính là hành vi thể hiện lợi ích của cá nhân phù hợp với yêu cầu và sự tiến bộ xã hội. Cái thiện phải được thể hiện qua việc góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích cho mọi người trong xã hội. Hồ Chí Minh đã nói: "Việc thiện thì dù nhỏ đến mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ đến mấy cũng tránh" (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, NXB Gi&# 225;o dục, Hà Nội, 1990, tr. 55). Là cái thiện là phấn đấu cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên cao thượng hơn, tốt đẹp hơn và giàu tính nhân văn hơn. Cái Ác là cái đáng ghét, ghê tởm, cái cần phải gạt bỏ trong đời sống cá nhân và xã hội. Cái ác làm mất đi cái văn minh, cao thượng của cuộc sống con người. Quan điểm về thiện và ác mang tính lịch sử và có thể hoán đổi cho nhau. Cái thiện và ác được chúng ta đánh giá tuỳ vào nó có thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của xã hội, hạnh phúc của con người. 1.1.1.4 Chức năng của đạo đức .5 *Chức năng điều chỉnh hành vi. - Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh hành vi làm cá nhân và xã hội cùng tồn tại và phát triển, bảo đảm quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng. Loài người sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi, trong đó có chính trị, pháp quyền và đạo đức - Chính trị điều chỉnh hành vi giữa các giai c& #7845;p, các dân tộc, các quốc gia bằng các biện pháp đặc trưng như ngoại giao, kinh tế, hành chính, bạo lực - Pháp quyền và đạo đức điều chỉnh hành vi trong quan hệ giữa các cá nhân với cộng đồng bằng các biện pháp đặc trưng là pháp luật và dư luận xã hội, lương tâm. Sự điều chỉnh này, có thể thuận chiều, có thể ngược chiều. - Điều chỉnh hành vi của đạo đức và pháp quyền khác nhau ở mức độ đòi hỏi và phương thức điều chỉnh. Pháp quyền thể hiện ra ở pháp luật, là ý chí của giai cấp thống trị buộc mọi người phải tuân theo. Những chuẩn mực của pháp luật được thực hiện bằng ngăn cấm và cưỡng bức (quyền lực công cộng cùng với đội vũ trang đặc biệt, quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù). Pháp quyền là đạo đức tối thiểu của mỗi cá nhân sống trong cộng đồng. Đạo đức đòi hỏi từ tối thiểu đến tối đa đối với các hành vi cá nhân. Phương thức điều chỉnh là bằng dư luN 53;n xã hội và lương tâm. Những chuẩn mực đạo đức bao gồm cả chuẩn mực ngăn cấm và cả chuẩn mực khuyến khích. Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức bằng dư luận xã hội và lương tâm đòi hỏi từ tối thiểu tới tối đa hành vi con người đã trở thành đặc trưng riêng để phân biệt đạo đức với các hình thái ý thức khác, các hiện tượng xã hội khác và làm thành cái không thể thay thế của đạo đức. - Mục đích điều chỉnh: bả o đảm sự tồn tại và phát triển xã hội bằng tạo nên quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân theo nguyên tắc hài hòa lợi ích cộng đồng và cá nhân (và khi cần phải ưu tiên lợi ích cộng đồng). - Đối tượng điều chỉnh: Hành vi cá nhân (trực tiếp) qua đó điều chỉnh quan hệ cá nhân với cộng đồng (gián tiếp). - Cách thức điều chỉnh được biểu hiện: Lựa chọn giá trị đạo đức; xác định chương trình của hành vi bởi lý tưởng đạo đức; xá ;c định phương án cho hành vi bưỏi chuẩn mực đạo đức; tạo nên động cơ của hành vi bởi niềm tin, lý tưởng, tình cảm của đạo đức, kiểm soát uốn nắn hành vi bởi dư luận xã hội. Chức năng điều chỉnh hành vi được thực hiện bởi hai hình thức chủ yếu. - Xã hội và tập thể tạo dư luận để khen ngợi khuyến khích cái thiện, phê phán mạnh mẽ cái ác. - Bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi cơ sở những chuẩn mực đạo đức x& #227; hội. *Chức năng giáo dục. Con người vươn lên "chân - thiện - mỹ". Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể của lịch sử. Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy. Con người sinh ra bắt gặp hệ thống đạo đức của xã hội. Hệ thống ấy tác động đến con người và con người tác động lại hệ thống. Hệ thống đạo đức do con người tạo ra, nhưng sau khi ra đời hệ thống đạo đức t̕ 1;n tại như là cái khách quan hoá tác động, chi phối con người. Xã hội có giai cấp hình thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức mà các cá nhân chịu sự tác động. Ở đây, môi trường đạo đức: tác động đến đạo đức cá nhân bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nhận thức đạo đức để chuyển hoá đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn đạo đức là hiện thực hoá nội dung giáo dục b& #7857;ng hành vi đạo đức. Các hành vi đạo đức lặp đi lặp lại trong đời sống xã hội và cá nhân làm cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố, phát triển thành thói quen, truyền thống, tập quán đạo đức. Hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, cách thức tổ chức, giáo dục mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục trong quá trình giáo dục. - Giáo dục đạo đức gắn với tiến bộ đạo đ ;ức: Nhân đạo hóa các quan hệ xã hội và mức độ phổ biến nhân đạo hóa các quan hệ xã hội; sự hoàn thiện của cấu trúc đạo đức và mức độ phổ biến của nósẽ giúp chủ thể lựa chọn, đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, đánh giá đúng tư cách của người khác hay của cộng đồng cũng như tự đánh giá đúng thông qua mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương thức, hình thức và các bước đi của quá trình giáo dục sẽ giúp m 895;i cá nhân và cả cộng đồng tạo ra các hành vi và thực tiễn đạo đức đúng. Như vậy, chức năng giáo dục của đạo đức cần được hiểu một mặt "giáo dục lẫn nhau trong cộng đồng", giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và cộng đồng;mặt khác, là sự " tự giáo dục" ở các cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cộng đồng. *Chức năng nhận thức. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhận th& #7913;c thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh của đạo đức với hiện thực có đặc điểm riêng khác với các hình thái ý thức khác. Đạo đức là phương thức đặc biệt của sự chiếm lĩnh thế giới con người. Nếu xét dưới góc độ bản thể luận, đạo đức là hệ thống tinh thần, được quy định bởi tồn tại xã hội. Nhưng xét dưới góc độ xã hội học thì hệ thống tinh thần (nhận thức đạo đức) không tách rời thực tiễn - h&# 224;nh động của con người. Do vậy, đạo đức là hiện tượng xã hội vừa mang tính tinh thần vừa mang tính hành động hiện thực. Sự nhận thức của đạo đức có đặc điểm: - Hành động đạo đức tiếp liền sau nhận thức giá trị đạo đức. Và đa số trường hợp có sự hòa quyện ý thức đạo đức với hành động đạo đức. (Khác những khoa học và ứng dụng nghiên cứu thành tựu khoa học có khoảng cách về không gian và thời gian). - Nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại (hướng ra ngoài) và hướng nội (tự nhận thức - hương vào chính mình, chính chủ thể). Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mức, giá trị, đời sống đạo đức của xã hội làm đối tượng. Đó là hệ thống giá trị thiện và ác, trách nhiệm và nghĩa vụ, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống, những "cách thức và phương tiện" tạo ra các giá trị đạo đức. Nhờ sự nhận thức này mà chủ thể nhận thức đã chuyển hóa đạ o đức của xã hội như là cái chung thành ý thức đạo đức của cá nhân như là cái riêng. Nhận thức hướng nội (tự nhận thức), lấy bản thân mình - chủ thể đạo đức - làm đối tượng nhận thức. Đây là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi, đạo đức của mình với những chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng. Từ cách nhận thức này mà chủ thể hình thành phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc số ;ng: sáng tạo hay chủ động, hy sinh hay hưởng thụ, vị tha hay vị kỷ, hướng thiện hay sa vào cái ác Trong tự nhận thức, vai trò của dư luận xã hội và lương tâm là to lớn. Dư luận xã hội là sự bình phẩm, đánh giá từ phía xã hội đối với chủ thể, còn lương tâm là sự phê bình. Cả hai đều giúp chủ thể tái tạo lại giá trị đạo đức của mình - giá trị mà xã hội mong muốn. Từ nhận thức giúp chủ thể ý thức được trách nhiệm của mình và sẵn sàng đ ;ể ho thành trách nhiệm đó. Trong cuộc sống có vô số những trách nhiệm như vậy. Nó luôn đặt ra trong quan hệ phong phú giữa chủ thể đạo đức với xã hội, gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng đội, tập thể, dân tộc, gia cấp, tổ quốc. Nhận thức đạo đức (đạo đức phản ánh hiện thực) ở hai trình độ : trình độ thông thường và trình độ lý luận. Nhận thức đạo đức ở trình độ thông thường là ý thức thông thường, những giá trị riêng lẻ. Nó đáp ứng nhu cầu đạo đức thông thường đủ để chủ thể xử lý kịp thời trong cuộc sống và sự phát triển bình thường của xã hội. Mọi cá nhân đều có thể và cần phải ảnh ánh đạo đức ở trình độ này. Nhận thức đạo đức ở trình độ lý luận là những nhận thức có tính nguyên tắc được chỉ đạo bởi những giá trị đạo đức có tính tổng quát. Trình độ này đáng ứng những đòi hỏi của sự phát triển đạo đ ức và tiến bộ xã hội. Đây là yếu tố không thể thiếu được trong hệ tư tưởng và hành vi của các gia cấp cầm quyền. Nhận thức đạo đức đưa lại tri thức đạo đức, ý thức đạo đức. Các cá nhân, nhờ tri thức đạo đức, ý thức đạo đức xã hội đã nhận thức (trở thành đạo đức cá nhân). Cá nhân hiểu và tin ở các chuẩn mực, lý tưởng giá trị đạo đức xã hội trở thành cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hi 879;n đạo đức (hiện thực hóa đạo đức). 1.1.1.5 Vai trò của đạo đức8. *Vai trò của đạo đức nói chung Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương ti ện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng. Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tố kinh tế là cái chủ yếu quyết định. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái "chủ yếu" này thành cái "duy nhất" thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lầm lạc đáng tiếc. Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức. Và khi xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, có bất công, chiến đấu cho cái thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chất men, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên. Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội. Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức: Chức năng điề ;u chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức như đã trình bày ở phần trên. Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con người mới. Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài. Tuy nhiên, cần chú ý trong quan hệ giữa đức và tài hôm nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài và đức nhưng phải lấy đức là gốc. Bởi lẽ tài năng chỉ có thể phát triển lâu bền trên nền của đức và t ài năng chỉ có thể hướng thiện trên gốc của đức. *Vai trò của đạo đức mới trong đời sống xã hội .9 Thứ nhất, Các lý tưởng và nguyên tắc đạo đức cộng sản là cơ sở để các đảng Macxit và chính quyền nhà nước vô sản hoạch định chiến lược, sách lược, chính sách kinh tế, chính sách văn hóa - tư tưởng. Ở đây đạo đức và chính trị đều có chung mục đích là khẳng định lợi ích của giai cấp công nhân. Kết quả là đạo đ̗ 3;c cộng sản theo một ý nghĩa nhất định, nó vừa mang tính chất chính trị vừa mang tính pháp quyền. Thứ hai, đạo đức cộng sản đã nhân đạo hóa một cách phổ biến mọi quan hệ xã hội nhờ tính phổ biến của các giá trị nhân đạo của mình. Dù trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, hay trong thời kỳ xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, hành vi của giai cấp vô sản đều nhằm mục đích cao cả là giải phóng mình và giải phóng các loại người. Bời vì, gi ai cấp vô sản, muốn giải phóng mình giải phóng cả nhân loại; muốn một người được tự do thì mọi người phải được tự do. Ở đây nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là sự thống nhất về chính trị, tinh thần và đạo đức trong các giai cấp và tầng lớp xã hội là cơ sở quy định tính phổ biến của các giá trị nhân đạo trong xã hội. Mặt khác, nội dung nhân đạo của đạo đức cộng sản còn là tư tưởng về con đường và phương thức của sự khẳng định sự tồn tại, hạnh phúc và phát triển tự do của con người. Đạo đức cộng sản xâm nhập vào các tầng lớp xã hội, các lĩnh vực hoạt động xã hội tạo nên hai kết quả: + Thứ nhất là sự hoàn thiện cấu trúc đạo đức trong nhân cách của cá nhân, các tập thể lao động công tác và chiến đấu. + Thứ hai là sự điều chỉnh, điều tiết đạo đức có tính thống nhất trên phạm vi toàn xã hội. Sự phản ánh điều chỉnh đạo đức mạng tính tự giá c, tự nguyện và

Next Post Previous Post