Phí Cic Là Gì, Có Hay Không Phải Cộng Phí Này Vào Trị Giá Nhập Khẩu
.
Phí CIC (container Imbalance Charge) là phụ phí mất cân bằng container được hãng tàu thu ( áp dụng với các chuyến tàu chợ) với mục đích là bù đắp chi phí trở cont rỗng từ nơi thừa vỏ cont về nơi thiếu vỏ container để đóng hàng xuất khẩu.
- Hiện tại các nước nhập siêu nhiều như Việt Nam, Mỹ các nước khối EU sẽ tồn dư vỏ cont rỗng rất lớn,các hãng tàu cần phải trở cont rỗng về nước xuất siêu nhiều để đóng hàng. Việc này dẫn tới tình trạng mất cân bằng cont nên các nước nhập siêu sẽ thường bị charge phí CIC trong vận tải đương biển.
- Phí CIC sẽ phát sinh vào từng thời điểm khác nhau trong năm, với thời điểm mất cân bằng nhiều thì hãng tàu thu phí cic, nếu đã cân bằng rồi thì phí này sẽ không được thu. Hiện tại mức phí này các hãng tàu đang thu khá cao nên cũng là mối quan tâm của nhiều chủ hàng.
- Thực tế thì hãng tàu chỉ thu CIC một lần có thể thu tại nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu ( Miễn là có người thanh toán phí cho họ) nhưng theo thông lệ thì phí này thường tính tại cảng nhập khẩu.
- Khi có hoạt động thuê vận tải từ lúc booking cước tàu 2 bên cần thỏa thuận rõ phí CIC bên nào sẽ đóng và cụ thể là bao nhiêu để tránh tình trạng hãng tàu thu 2 lần cước, hoặc không phải trách nhiệm của mình cũng những vẫn phải trả tiền.
- Nếu người mua hàng thanh toán CIC thì phí này phải không được cộng trong giá bán. Trường hợp người bán trả CIC thì sẽ cộng phí này vào giá bán. Vì vậy, Ai chịu phí CIC? Phí sẽ được cộng vào cước vận tải shipper hoặc consignee tùy vào hợp đồng 2 bên đã thỏa thuận trước đó.
- Hãng tàu thu phí này trên cơ sở của chính họ đề ra nên thực tình doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu không biết khi nào thiếu cont và khi nào thừa vỏ container hay có thật sự là mất cân bằng container giữa các khu vực không?
- Thực tế không phải lúc nào cũng có việc mất cân bằng vỏ container và hãng tàu nào cũng bị thiếu vỏ cont nhưng hầu hết các hãng tàu đề cào bằng về việc mặc định thu phí này người chịu thiệt tất nhiên là chủ hàng điều này là vấn đê luôn gây bức xúc đối với các doanh nghiệp.
- đang đươc hãng tàu đẩy lên ngày cảng cao, vẫn còn nhiều mập mờ nhiều trường hợp hãng tàu thu phí 2 đầu cả xuất và nhập CIC nhiêu trường hợp bạn thấy giá cước giẻ nhưng LCC rất cao trong đó có CC đây cũng được xem là việc hãng tàu thu phụ phí CIC là một cách để tăng giá cước.
Thường là CIC được trả tại cảng nhập, do người mua thanh toán không có trong giá bán nên câu hỏi CIC có phải cộng vào trị giá tính thuế không được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Nằm trong đề tài này chúng tôi có tham khảo câu hỏi từ nguồn Hải Quan Đồng Nai đã trả lời câu hỏi chủ doanh nghiệp với nội dung như sau:
Công Ty TNHH Mainetti Việt Nam
Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai -
-Căn cứ Điều 5, Điều 6 Thông tư số 39/2024/TT-BTC ngày 25/03/2024 của Bộ Tài chính thì:
"Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu".
-Căn cứ Điểm g), Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 39/2024/TT-BTC ngày 25/03/2024 của Bộ Tài chính quy định về các khoản điều chỉnh cộng:
Trường hợp các chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên đã bao gồm trong chi phí vận tải quốc tế hoặc đã bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì được trừ ra khỏi trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu nếu đáp đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này.
Khi khai trị giá tính thuế đề nghị doanh nghiệp sử dụng trị giá trước khi tính thuế GTGT để tránh nộp hai lần thuế GTGT cho loại phí này.
Tuy nhiên cùng câu hỏi này chúng tôi cũng tham khảo được công văn 797/TCHQ-TXNK ban hành ngày 01/02/2024 hướng dẫn xác định tính phí CIC vào trị giá tính thuế nhập khẩu như sau:
Nếu doanh nghiệp phải trả các tiền về các khoản phí ( D/0, CIC, Vệ Sinh Cont....) gọi tắt là các khoản phí nội địa localcharges và khoản tiền này chưa bao gồm trong giá bán hàng hóa thì doanh nghiệp không phải điều chỉnh cộng vào trị giá tính thuế nhập khẩu.
Trường hợp số tiền này đã bao gồm trong tổng số tiền hàng thực thanh toán cho người bán nhưng doanh nghiệp có chứng từ hợp pháp để xác định số tiền phí đã nêu thì được trừ các khoản phí này khỏi trị giá tính thuế ( trị giá hải quan)
Có lưu ý bạn cần biết nữa là khi nhận hóa đơn VAT từ các khoản phí LCC tại nước nhập khẩu nếu chủ hàng thấy VAT 10% thì không phải cộng phí này vào trị giá tính thuế.
Nếu VAT 0% thì cộng vào trị giá tính thuê. Hiện tại chỉ có một số doanh nghiệp như Viettel Post hoặc Vina Post để VAT 0% còn lại hơn 99% các đơn vị vận tải áp VAT10%.
Nội dung về CIC và các loại phí, phụ phí vận tải đường biển có nằm trong chương trình dạy nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại hê thống đào tạo VinaTrain các khóa học xuất nhập khẩu online và khóa học xuất nhập khẩu trực tiếp tại trung tâm. Ngoài ra chúng tôi nhận đào tạo tại doanh nghiệp theo đơn đặt hàng.`