Viện Nghiên Cứu Giáo Dục Và Giao Lưu Quốc Tế
Giáo dục giá trị trong nhà trường
Nhà nước đang chủ trương đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục, biên soạn lại chương trình và sách giáo khoa, thay đổi cách thi cử…và một trong những định hướng chủ chốt là chuyển từ cách dạy truyền đạt tri thức sang cách dạy phát triển năng lực. Công việc mới chỉ bắt đầu. Hy vọng những dự định và kế hoạch mà Bộ Giáo dục - Đào tạo đề ra sẽ sớm đi vào cuộc sống và mang lại những kết quả mong muốn.
Tuy nhiên giáo dục là một công việc phức tạp, nhiều vấn đề giáo dục phải được nghiên cứu đầy đủ về phương diện khoa học, từ xác định khái niệm, nội dung cho đến giải pháp thực tiễn để từ đó hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề do đời sống đặt ra. Một trong những vấn đề như vậy là .
Thế nào là giáo dục giá trị, giáo dục giá trị có phải là dạy cho học sinh về các giá trị nên có hay không, giáo dục giá trị khác giáo dục tri thức ở đâu, giáo dục giá trị quan hệ với giáo dục đạo đức, giáo dục công dân như thế nào, giáo dục giá trị là một môn học mới hay là một hoạt động đã có từ lâu trong nhà trường. Đó là những câu hỏi đang đặt ra, đòi hỏi phải trả lời.
Trước hết cần khẳng định rằng giáo dục giá trị không phải là cái gì hoàn toàn mới. Cùng với việc huấn luyện để trẻ em có được những thói quen, kỹ năng làm việc, lao động và truyền đạt cho các em những kiến thức, những hiểu biết mà con người đã khám phá được về thế giới, giáo dục còn có nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ ý thức về hành vi của mình, thái độ, cách sống, cách quan hệ với những người xung quanh, cách nhìn nhận, đánh giá con người, sự v iệc xảy ra dưới góc độ giá trị. Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản và cũng là một trong ba nội dung chính của giáo dục. Lĩnh vực thứ ba này thường được gọi bằng những tên khác nhau (“giáo dục nhân cách”,”giáo dục đạo đức”,”đức dục”…), nhưng theo nhiều nhà giáo dục, nên gọi nội dung giáo dục này là (1).
Như vậy, giáo dục giá trị là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động giáo dục hướng tới việc hình thành đời sống tinh thần, nhân cách, đạo đức và ý thức công dân của học sinh. Giáo dục giá trị bởi vậy rộng hơn giáo dục nhân cách (nhân cách hiểu theo nghĩa hẹp như là tư cách, phẩm cách), rộng hơn giáo dục đạo đức hay giáo dục công dân. Nếu giáo dục nhân cách hướng tới việc hình thành ở học sinh những phẩm chất như sự trung thực (đ̔ 9;i lập với giả dối), dũng cảm (đối lập với thỏa hiệp), lòng tự trọng (đối lập với sự thô bỉ), ý thức trách nhiệm (đối lập với thói vô trách nhiệm, bừa bãi), nếu giáo dục đạo đức là lĩnh vực của giáo dục niềm tin thiêng liêng, lòng yêu thương con người, không làm điều ác và giáo dục công dân là bồi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật, nghĩa vụ công dân và lòng yêu nước, thì khái niệm giáo dục giá trị, ngoài tất cả những nội dung ấy, còn đòi hỏi thêm những yêu cầu khác.
Thứ nhất, giáo dục giá trị chủ yếu không phải là giảng dạy về các giá trị mà là bồi dưỡng , tức là ý thức về sự cần thiết của các phán xét giá trị, của sự đánh giá con người và các hiện tượng dưới góc độ tư tưởng, đạo đức hay thẩm mĩ, nói nôm na là ý thức về cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì Thiện, cái gì Ác, cái gì đẹp, cái gì không đẹp. Đó không phải là phán xét nhận thức, xem cái gì là hợp lí, cái gì không hợp l& #237;, cái gì chính xác, có cơ sở khoa học, cái gì không mà là phán xét giá trị, nhìn sự vật theo tiêu chuẩn của sự đáng yêu hay đáng ghét, của tử tế,lương thiện hay giả dối, độc ác,tầm thường hay cao cả.
Ý thức giá trị không phải là toàn bộ nhưng là chỉ dấu cơ bản của con người. Sự phong phú và tính nhân văn của đời sống tinh thần là thước đo cơ bản của tính người, sự phát triển của cá nhân. Đời sống tinh thần con người sẽ bị méo mó và lệch lạc nếu mất đi ý thức giá trị, thiếu vắng những phán xét giá trị. Những năm qua nhà trường chúng ta thường tập trung dạy, truyền đạt các giá trị, nhưng chưa chú ý đầy đủ đến việc bồi dưỡng 53; thức giá trị, phán xét giá trị và quên mất rằng có hay không có phán xét giá trị chính là biểu hiện của có hay không có giá trị tinh thần, đời sống tinh thần nói chung (2). Sự “khủng hoảng giá trị” mà xã hội đang lo lắng hiện nay trước hết không phải ở sự đảo lộn các giá trị, đề cao giá trị này, hạ thấp giá trị kia mà cái chính là “sự khủng hoảng niềm tin vào bản thân các giá trị” (3), tức sự khủng hoảng của chính ý thức giá trị hay nói rộng ra là của đời sống tinh thần. Điều đáng lo ngại và cũng là điều cần sữa chữa đầu tiên chính là ở đây.Nhưng ở đây lỗi và trách nhiệm trước tiên không thể chỉ qui cho nhà trường.
Thứ hai, khi nói đến giáo dục giá trị, nhiều nhà sư phạm thường quan tâm đến các giá trị cụ thể, đến việc thay giá trị này bằng giá trị kia. Tuy nhiên điều cốt yếu không phải ở đó.Cái chính là ở . Khái niệm Hệ giá trị nói ở đây không phải là một tập hợp các giá trị cụ thể mà là sự gắn kết các giá trị theo một tư tưởng, một nguyên tắc chung nào đó. Trong trường hợp này khái niệm Hệ giá trị được hiểu tương tự như khái niệm “H 7879; tư tưởng”: hệ tư tưởng phong kiến, hệ tư tưởng tư sản, hệ tư tưởng cộng sản Mỗi hệ giá trị có những định hướng riêng và đặc trưng bằng những giá trị ưu tiên. Chẳng hạn khi chúng ta đề cao lên hàng đầu những tiêu chuẩn giá trị như yêu Tổ quốc, yêu Nhân dân, chí công vô tư, Trung với Đảng, Hiếu với dân thì có nghĩa là chúng ta đang đứng trên lập trường của hệ giá trị lấy cái chung làm nền tảng, làm điểm xuất phát. Nếu không hiểu r& #245; bản chất của một hệ giá trị, việc lựa chọn các giá trị để giáo dục cho học sinh sẽ thiếu nhất quán và không phát huy được sức mạnh của hệ giá trị.
Cái gọi là đảo lộn giá trị mà hiện nay nhiều người nói đến và xem như dấu hiệu cơ bản của xuống cấp văn hóa, đạo đức xã hội suy đồi thực ra chủ yếu không phải là đảo lộn , là sự sắp xếp lại các giá trị mà cái chính là sự thay đổi về hệ giá trị, sự đan xen nhập nhằng của các hệ giá trị, dẫn đến sự khủng hoảng của đời sống tinh thần, làm cho các thành viên trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ thấy bối rối, lo l 7855;ng, thậm chí từ chỗ hụt hẫng đi đến chỗ vô cảm, bỏ mặc, không còn coi cái gì là thiêng liêng nữa, tức là mất niềm tin vào bản thân khái niệm giá trị, từ đó làm cho ý thức giá trị giảm sút, dẫn đến sự thui chột của đời sống tinh thần.
Giáo dục tự mình không đẻ ra giá trị. Hệ giá trị là sản phẩm của xã hội. Nhưng giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự hình thành và lan tỏa của một hệ giá trị. Bằng cách luôn luôn đề cao vị trí của đời sống tinh thần trong quan hệ với đời sống vật chất và danh vị, đề cao vị trí của ý thức giá trị trong tương quan với nhận thức khoa học, nhà trường sẽ tạo ra nền tảng vững chắc để hình thành ở học sinh không chỉ những giá trị riêng lẻ mà là những định hướng chung, tức ý thức về cả một hệ giá trị sẽ chi phối toàn bộ cách nghĩ, thái độ, cách cư xử, cách sống của trẻ.
Tính chất của một hệ giá trị được xác định không phải bởi tổng số các giá trị được khuyến nghị mà bởi những định hướng chung và bởi nhóm giá trị ưu tiên. Các giá trị ưu tiên này mang trong nó bản chất của hệ tư tưởng, thể hiện triết lí của nền giáo dục. Chẳng hạn, khi nêu phương châm “Tiên học Lễ, hậu học Văn”, ông cha xưa không chỉ đặt ra yêu cầu phải tuân theo những qui tắc ứng xử đúng mực, lễ phép mà quan trọng hơn là nhấn mạnh r ằng đạo đức là nền tảng cơ bản của con người và của xã hội: “Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”. Theo đó giá trị của con người trước hết được xác định bởi phầm chất đạo đức . Phẩm chất đạo đức này dĩ nhiên có những nội dung đặc trưng gắn với ý thức hệ phong kiến, (ví dụ với đàn ông là Trung quân, với phụ nữ là Tam tòng tứ đức) nhưng nhìn chung nó thuộc về lĩnh vực giá trị (“Lễ”) chứ không phải lĩnh vực học th ức (“Văn”). Định hướng này sẽ qui định việc lựa chọn nhóm giá trị ưu tiên và các giá trị khác.
Khi nói đến giáo dục giá trị, một trong những vấn đề rất quan trọng cần phải chú ý nhưng cũng thường bị bỏ qua – đó là (hay ý thức giá trị).
Một đặc điểm khác của giáo dục giá trị là hoạt động này không mang tính chất thuần lý trí mà gắn chặt với . Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi vì phán xét giá trị cơ bản là sự đánh giá trên lập trường cái đáng trân trọng hay cái tầm thường, trên lập trường Thiện – Ác, Tốt – Xấu và thông thường những đánh giá này luôn luôn đi kèm với sự yêu ghét, tức là vấn đề tình cảm. Đó là chỗ khác biệt cơ bản giữa phán xét giá trN 83; và phán xét nhận thức vốn là một kiểu phán xét lô-gic, dựa trên chuẩn đúng sai của khoa học tự nhiên. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng mọi giá trị chung, tức giá trị mà cả cộng đồng thừa nhận muốn được mỗi cá nhân thừa nhận và cao hơn nữa, trở thành giá trị của bản thân cá nhân, nhất định phải thông qua sự trải nghiệm của từng cá nhân. Quá trình trải nghiệm ấy thường không diễn ra và dừng lại ở khâu nhận thức và sự tiếp thu về phương diện lý trí, m 224; đòi hỏi đi sâu hơn, thông qua hành động và sự trăn trở, thấm nhuần về tình cảm. Tình cảm là cửa ngõ, đường đi của giáo dục giá trị.
Điều này giải thích vì sao giáo dục giá trị đỏi hỏi không phải sự thuyết giảng, áp đặt mà là phát triển một văn hóa giao tiếp đặt cơ sở trên sự tiếp xúc trực tiếp, cởi mở, thân tình giữa thầy giáo và học sinh, giữa cha mẹ và con cái. Nền tảng của sự giao tiếp ấy bao giờ cũng là tình cảm, là sự chia sẻ, thông cảm, an ủi, động viên chứ không phải là thuyết giảng, áp đặt. Ý thức giá trị của trẻ em sẽ được hình thành dần dần thông qua những trải nghi ệm tình cảm có được trong quá trình giao tiếp với bạn bè, với thầy cô giáo, với cha mẹ và những người xung quanh. Thời gian qua sở dĩ chúng ta thấy chưa hài lòng với tình trạng đạo đức, lối sống của học sinh một phần có lẽ do cách giáo dục của nhà trường còn lý trí quá, nặng nề tuyên truyền, thuyết giảng, chưa chú ý đầy đủ đến việc tìm cách tác động vào tình cảm của các em, vào từng cá nhân học sinh. Kết quả là những bài giảng, lời kêu gọi của thầ y cô giáo về lối sống, đạo đức cứ trượt ra ngoài, không đọng lại được trong ý thức của trẻ.
Do gắn với tình cảm và hướng tới sự hình thành đời sống tinh thần, tới quá trình tự ý thức của học sinh nên giáo dục giá trị có quan hệ chặt chẽ với các môn nghệ thuật, đặc biệt là Văn. Cốt lõi của văn chương là tình cảm. Tác phẩm văn chương là nơi trú ngụ của đời sống tinh thần con người, là nơi con người tự sống với mình, là nơi quá trình tự ý thức, trong đó có tự ý thức về giá trị diễn ra phong phú và sâu sắc. Khuyến khích học sinh đọ c các tác phẩm văn học (được lựa chọn) và sống với chúng, hướng dẫn học sinh cách nhìn nhận, đánh giá các nhân vật, các tình huống theo cách của mình, theo những hướng khác nhau, sẽ giúp các em phát triển khả năng tự ý thức, trải nghiệm những tình huống mà ở đó nhân vật phải trăn trở, lựa chọn để đi đến những hành động tích cực, đáp ứng các tiêu chuẩn giá trị chung. Môn Văn khác môn Toán ở chỗ nó không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức về đ 7889;i tượng (tác phẩm văn học, lịch sử văn học) mà còn trực tiếp tác động vào tư tưởng tình cảm của học sinh, vào việc hình thành ý thức giá trị của trẻ. Có một thời việc dạy Văn bị biến thành một hình thức giáo dục tư tưởng.Đó là biểu hiện của quan niệm phiến diện và ấu trĩ.Tuy nhiên, xét dưới góc độ giáo dục giá trị, ở đây cũng có những điểm có thể hiểu được.Dạy văn mà chỉ chú ý đến mặt tri thức và kỹ năng, bỏ qua việ c phát triển ý thức giá trị sẽ là một thiếu sót lớn. Truyền thống dạy Văn ở nước ta từ lâu đã chứng tỏ điều đó.
Đặc biệt, trong viêc hình thành ý thức giá trị cho trẻ, môi trường giáo dục hay văn hóa nhà trường có vị trí quan trọng. Khi tham gia các hoạt động thực tiễn do nhà trường tổ chức, dự một buổi lễ chào cờ, một buổi liên hoan văn nghệ, một cuộc họp lớp, các em sẽ có điều kiện quan sát, đánh giá, phân biệt xem cái gì là thực chất, cái gì là hình thức, cái gì giả cái gì thật, cái gì đáng trân trọng, cái gì không nên làm theo. Ý thức giá trị, tức ý thức về c 5;i tốt cái xấu, sẽ được hình thành dần dần dưới sự tác động của môi trường mà học sinh sống và trực tiếp tham dự.Bởi vậy, tổ chức một môi trường văn hóa học đường tốt sẽ ảnh hưởng đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức của học sinh không kém những bài giảng, giờ giảng của thầy cô trên lớp.
Giáo dục giá trị hay giáo dục ý thức giá trị là một quá trình phức tạp, lâu dài, đòi hỏi thầy giáo và nhà trường nhiều nỗ lực và kiên nhẫn có lẽ còn nhiều hơn việc truyền thụ tri thức.Ở đây cái đích chủ yếu không phải là giáo dục để học sinh có những nào đó, mặc dù điều này rất cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn, khó đạt được.Cái chính vẫn là đánh thức khả năng tự ý thức của trẻ, bồi dưỡng cho chúng tinh thần tự phê ph án, luôn có phán xét giá trị trong mọi tình huống, tránh được sự vô cảm.
Cũng như giáo dục tri thức, giáo dục giá trị đòi hỏi phải có những phương thức và nội dung giáo dục phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của học chúng tôi những giá trị của người lớn áp đặt cho trẻ em là không thích hợp.Được biết ở nhiều nước văn minh, trẻ em không được khuyến khích tham dự các ngày lễ kỷ niệm lớn của quốc gia và quốc tế hay tham gia các sự kiện chính trị. Trẻ em rất cần được bồi dưỡng về ý thức giá trị, nhưng không phải theo cách của người lớn, giống như người lớn.
Giáo dục giá trị là một trong những trách nhiệm lớn của nhà trường, thậm chí là “mục tiêu phát triển nhân cách người học của hệ thống giáo dục” (4).Nhưng giáo dục giá trị không phải chỉ là bổn phận của nhà trường.Nó còn là nghĩa vụ của gia đình và của xã hội. Nếu những hình thức “giáo dục không chính quy” không có trách nhiệm lớn trong việc truyền thụ kiến thức như nhà trường, thì chúng lại có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nhà trường trong vi& #7879;c giáo dục giá trị cho trẻ.Trẻ em chỉ sống ở trường khoảng 8 giờ, còn lại 16 giờ sống trong nhà và ngoài đường.Nhà trường dạy cho học sinh về tương lai, gia đình dạy các em về quá khứ và đường phố dạy các em về hiện tại. Một đứa trẻ học kém – trách nhiệm chính là của nhà trường, nhưng một đứa trẻ hư - lỗi chính là của gia đình và xã hội.
Giáo dục giá trị và giáo dục tri thức khác nhau là ở đó.Giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình, giáo dục xã hội khác nhau cũng là ở đó.
Chú thích: