Bệnh Zona Thần Kinh Là Bệnh Gì? Bệnh Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh đang là căn bệnh phổ biến hiện nay, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan khi mắc căn bệnh này. Chúng ta cần phải hiểu rõ về nó và có phương pháp điều trị kịp thời tránh biến chứng

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng cũng do virus gây bệnh thủy đậu varicella-zoster. Ngay cả sau khi bạn đã hết thủy đậu, virus vẫn có thể sống trong hệ thần kinh trong nhiều năm trước khi tái hoạt lại gây ra bệnh zona.

Bệnh zona cũng có thể được gọi là bệnh nhiễm trùng do virus được đặc trưng bởi dấu hiệu phát ban da màu đỏ gây đau và rát, hay còn gọi là virus herpes zoster. Căn bệnh này thường có biểu hiện là một dải mụn nước ở một bên của cơ thể, thường trên thân, cổ hoặc khuôn mặt. Đây không phải là một tình trạng đe dọa tính mạng nhưng có thể gây đau. Vắc-xin có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh zona, điều trị sớm có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giả ;m nguy cơ biến chứng.

Các triệu chứng zona thần kinh ban đầu và dễ nhận biết nhất thường là đau và nóng rát. Cơn đau thường điển hình ở một bên cơ thể và xuất hiện từng mảng nhỏ, theo sau là phát ban đỏ. Ngoài ra, kèm theo ngứa, căng, bỏng, đau nhức dai dẳng, đau đầu và mệt mỏi kéo dài. Đôi khi người bệnh bị sốt cao.

Xuất hiện dải bản đỏ, nề nhẹ, ghồ hơi cao so với mặt da, nổi mẩn lần lượt theo dây thần kinh thành vệt, thành dải.
Sau một thời gian phát triển thành mụn nước chứa dịch, căng khó vỡ, các mụn tập trung thành jhu trú từ cột sống đến thân mình và to dần.

Biểu hiện cuối cùng là mụn nước vỡ ra, chảy nước và hóa sẹo. Diễn biến bệnh thường trong vòng 2-3 tuần.

Trên 50 tuổi: Người khỏe mạnh cũng có thể zona tấn công nhưng bệnh zona thường gặp nhất ở những người lớn hơn 50 tuổi. Nguy cơ này tăng theo tuổi tác. Một số chuyên gia ước tính rằng một nửa những người 80 tuổi trở lên sẽ bị bệnh zona.

Một số bệnh nhất định: Bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như HIV/AIDS, ung thư, bệnh về máu (lympho mạn, hodgkin...), tiểu đường, viêm não - màng não, suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần, suy nhược cơ thể, xạ trị, thủy đậu, v.v có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh.

Điều trị ung thư: Xạ trị hoặc hóa trị có thể làm giảm sức đề kháng với bệnh và có thể gây ra bệnh zona thần kinh.

Thuốc: Một số loại thuốc được dùng để ngăn thải ghép như steroid prednisone cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh nếu sử dụng lâu dài.

Nhiều người thường thắc mắc bệnh zona thần kinh có lây không. Như đã đề cập ở trên, zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, vì vậy nó có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc thông thường như dùng chung khăn mặt, khăn tắm, v.v. Tuy nhiên, người bị truyền nhiễm có thể không mắc zona thần kinh mà bị thủy đậu. Những người đã từng bị thủy đậu sẽ không bị nhiễm zona thần kinh từ khác, nhưng nếu đã bị zona thì có thể mắc bệnh ở những lần sau.

Mụn nước tích tụ phá hủy bề mặt da hình thành các vết loét sâu, sưng tấy, dễ bị nhiễm trùng, da sưng đỏ chạm vào rất nóng.

Vì bệnh zona thần kinh xuất phát từ virus trú ẩn tại các dây thần kinh nên người bệnh sẽ bị đau nhức âm ỉ, sâu trong tế bào thần kinh, hệ thần kinh dưới da bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không điều trị sớm các tổn thương do zona gây ra sẽ để lại sẹo lồi lõm gây mất thẩm mỹ nhất là các khu vực cổ, mặt, vành tai.

Khi virus tấn công tại vùng mắt, các biểu hiện của sẽ là đau, phát ban mắt, làm giảm thị lực người bệnh thậm chí có thể mù nếu không điều trị kịp thời.

ona thần kinh ở tai có thể gây ù tai, khó nghe thậm chí điếc do bị đau một bên tai dữ dội quá lâu.

Nguy cơ bị viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu nếu không được điều trị kịp thời.

Chỉ có cách duy nhất là phải được điều trị sớm ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 sau khi có triệu chứng tiền triệu. Điều trị bằng thuốc kháng virus đúng liều, đúng khoảng cách dùng thuốc và đủ liệu trình điều trị là 7-10 ngày.

Trong khoảng 48 giờ kể từ khi da bị tổn thương là khoảng thời điểm lí tưởng nhất nên điều trị zona. Nếu điều trị trong vòng 1 tuần đầu thì kết quả cũng khá tốt. Điều trị càng muộn, nguy cơ biến chứng càng nhiều. Trường hợp điều trị muộn hoặc điều trị sớm mà không đúng thuốc hoặc đúng thuốc mà không đủ liều thì coi như chưa được điều trị.

  • Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm
  • Một số loại corticoid theo cách uống và bôi có thể được dùng để giảm viêm (tuy nhiên tránh lạm dụng thành phần corticoid này và nên sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ).
  • Phương pháp chiếu laser He-Ne một đợt cũng góp phần giảm viêm, giảm đau và hạn chế sẹo.
  • Thuốc làm dịu da
  • Khi tổn thương da ướt, tiết dịch nhiều thì bôi các chế phẩm dạng dung dịch như jarish, dalibour, các dung dịch kháng sinh.
  • Khi tổn thương da khô hơn thì có thể bôi kem acyclovir. Nếu có nhiễm trùng thì bôi thêm các mỡ kháng sinh như foban, bactroban.
  • Có thể dùng kèm kem chống ngứa hoặc lotion calamin để làm dịu các cơn ngứa tại tổn thương da.
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc kháng virut (nên uống sớm khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh).
  • Các loại thuốc kháng virut có thể là: acyclovir, valacyclovir và famciclovir, giúp làm giảm thời gian phát ban và đau nhức, bao gồm cả đau sau tổn thương. Thuốc có tác dụng phụ như nôn hoặc tiêu chảy ở khoảng 3-4% các trường hợp. Bệnh nhân suy giảm chức năng thận thì phải chỉnh liều cho phù hợp.
  • Cũng có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin như: clopheniramin, diphenhydramin, promethazin, dimenhydrinat...

Chuẩn bị một chiếc khăn ướt phủ lên vùng phát ban để giúp làm dịu da. Nên vận động nhẹ nhàng, thú vui ưa thích để quên đi cảm giác khó chịu của bệnh. Tránh gãi hoặc chà mạnh gây nhiễm trùng vùng da bị bệnh.

Nếu xuất hiện đau rát, mụn nước, cần đến bác sĩ thần kinh hoặc da liễu để điều trị sớm. Nếu zona thần kinh ở mắt, nên đến các bác sĩ chuyên khoa mắt để tránh nguy cơ mù mắt.

Chăm sóc các vết thương do zona thần kinh gây nên

1/ Khi bệnh, bệnh nhân vẫn tắm rửa bình thường, giữ vùng da bị tổn thương sạch sẽ khô ráo. Người bệnh cố gắng chọn quần áo rộng rãi, mềm mại hoặc không mặc gì càng tốt để tránh cọ phải vết thương khiến vết thương bị vỡ và lây lan. Không cào xước hoặc làm vỡ các mụn nước vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn thứ phát và có thể để lại sẹo, hay chà xà phòng trực tiếp lên vùng da bị bệnh.

2/ Tránh tiếp xúc da - da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh hoặc những người bị suy giảm miễn dịch.

3/ Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào vùng da tổn thương rỉ mủ khoảng 7, 8 lần/ngày; mỗi lần trong khoảng 20 phút để làm dịu bớt cơn đau và làm khô vết thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bội nhiễm. Ngưng sử dụng băng ép khi tổn thương da đã khô để giúp cho vùng da xung quanh thông thoáng.

4/ Tuyệt đối không được đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam. Làm như vậy không chữa được bệnh mà còn gây tăng nguy cơ bội nhiễm da, gây loét, kích ứng...

5/ Cần uống tất cả những loại thuốc được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn. Khi thấy những triệu chứng mới cần đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Người bị zona thần kinh nên kiêng một số thực phẩm sau:

Những thực phẩm giàu chất béo làm cho tình trạng viêm nghiêm trọng và thời gian lành bệnh lâu hơn.

Đồ uống có cồn sẽ ngăn cản hệ thống miễn dịch, làm cho virus gây bệnh lây lan nhanh hơn.

Thực phẩm này làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm vết thương lâu lành hơn.

Những thực phẩm người bệnh zona thần kinh nên bổ sung mỗi ngày là:

ữa, các sản phẩm từ sữa, cá, các loại đậu, phomát, thịt gà, v.v. Lysine là axit amin được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng làm giảm sự tăng trưởng của virus; đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bởi vậy đừng bỏ qua chất này trong thực đơn hàng ngày của bạn.

Bệnh nhân mắc zona nên ăn các loại thức ăn giàu kẽm và vitamin C. Đây là dưỡng chất cần thiết để tăng cường miễn dịch, hỗ trợ trị bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh. Thực phẩm giàu hai chất này là các loại rau màu xanh lá, dâu tây, các loại thịt đỏ, đậu,...

Không phải ngẫu nhiên mà vị thuốc này có trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Cam thảo có công dụng kháng viêm, chống virus,... Nó chữa được nhiều bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, đặc biệt phòng ngừa bệnh zona tá phát.

Người bị bệnh zona nên bổ sung vitamin B6 3 lần/ngày; hoặc điều chỉnh bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại vitamin B6, B12. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, giúp đẩy lùi và ngăn chặn bệnh hữu hiệu. Chuối, khoai, sò, cá, sữa và sữa chua,..là những thực phẩm giàu vitamin này mà bạn nên sử dụng.

Bệnh có thể gặp ở bất cứ người nào hoặc độ tuổi nào. Khi mắc bệnh cần chăm sóc và điều trị phù hợp để giảm đau, giảm biến chứng, mau hồi phục. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về căn bệnh này.

Next Post Previous Post