Spirit Là Gì? Khám Phá Bí Quyết Kích Vị Của Những “Phù Thủy” Bartender

Spirit là gì? Đó là thành phần cơ bản tạo nên hương vị của những ly cocktail tuyệt vời mà nhiều người vẫn mê mẩn. Giống như như món ăn ngon cần có nguyên liệu chuẩn thì Spirit là đặc phẩm của các “phù thủy” Bartender. Nếu bạn thích pha chế và muốn tìm hiểu nhiều hơn về Spirit, hãy theo chân Chefjob khám phá.

Để tạo nên vị chuẩn của những ly cocktail, không thể bỏ qua thành phần Spirit

Để tạo nên vị chuẩn của những ly cocktail, không thể bỏ qua thành phần Spirit

Thế giới pha chế rất đa dạng và phong phú, qua bàn tay biến hóa của những bậc thầy Bartender, thực khách như “rơi vào lưới tình” các loại thức uống “kích hương – kích màu – kích vị”. Nếu như rượu mùi và các loại rau thơm có tác dụng kích hương, syrup và ép trái cây có vai trò kích màu thì nhiệm vụ kích vị cho món uống thuộc về Spirit. Vậy, bạn đã biết Spirit là gì chưa?

Spirit là gì?

Spirit là tên tiếng Anh, được dùng để chỉ các loại rượu có nồng độ cồn cao (thường trên 40 độ), được gọi là rượu mạnh. Spirit được tạo thành bởi quá trình chưng cất, làm nóng chất lỏng đã lên men, sau khi hơi của chúng bay khỏi cồn sẽ được làm ngưng lạnh lại dưới dạng chất lỏng.

Spirit là thành phần cơ bản để pha chế cocktail, là “vũ khí” gắn liền với tên tuổi của các Bartender. Sử dụng Spirit như một nguyên liệu nền, Bartender sáng tạo và phát triển thành vô vàn những công thức cocktail hấp dẫn và thú vị, đủ sức mê hoặc thực khách.

Spirit là một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng trong pha chế để chỉ những loại rượu mạnh – Ảnh: Internet

Quy trình sản xuất Spirit

Spirit là một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng trong pha chế để chỉ những loại rượu mạnh – Ảnh: Internet

Các nhà sản xuất có nhiều cách để tạo ra Spirit, trong đó thông dụng nhất chính là đem dung dịch thực vật hoặc chất hữu cơ có chứa đường như mật mía, nước trái cây, ngũ cốc,… đem ủ với men rượu, đến khi lên men thì nấu lọc và chưng cất trong quy trình khép kín. Hiểu một cách đơn giản, Spirit được tạo ra từ các loại rượu nhẹ hơn bằng cách là m tăng nồng độ rượu lên.

Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất Spirit bằng phương pháp dùng phản ứng hóa học, chất này sẽ tác dụng được với nước nhưng không tác dụng được với rượu.

Nồng độ cồn của Spirit được đo bằng cách nào?

Spirit được đo lường dựa trên thành phần của cồn theo tỷ lệ nhất định. Tùy vào quốc gia hay khu vực, vùng lãnh thổ mà người ta sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để biết nồng độ cồn của Spirit. ABV (Alcohol By Volume) – số % thường thấy trên nhãn từng chai rượu là cách đo lường nồng độ cồn của Spirit thông dụng nhất hiện nay. Nếu như trên một chai Spirit để thông số 40% ABV thì có nghĩa là loại rượu này có chứa đến 40% cồn. Tại Mỹ, người ta đo nồng độ c&# 7891;n của Spirit bằng tỷ lệ proof, proof có tỷ lệ gấp đôi ABV. Chính vì sự khác biệt này mà các Bartender cần lưu ý xem kỹ nồng độ cồn của Spirit trước khi tiến hành pha chế.

Mỗi loại rượu có một nồng độ cồn khác nhau – Ảnh: Internet

Các loại Spirit phổ biến hiện nay

Mỗi loại rượu có một nồng độ cồn khác nhau – Ảnh: Internet

Được chưng cất từ các loại ngũ cốc như bắp, lúa mì, lúa mạch,… đem ủ lên men trong thùng gỗ (thường là gỗ sồi) để tạo thành Spirit. Whisky gồm 4 loại cơ bản là Scotch whisky sản xuất tại Scotland, có thời gian ủ men bằng lúa mạch đen và lúa mì ít nhất 3 năm; American whiskey được sản xuất tại Mỹ qua quá trình chưng cất ngũ cốc; Irish whisky được sản xuất tại Ireland, có sự pha trộn giữa lúa mạch lẫn ngũ cốc k hác; Canadian whisky (hay còn được gọi bằng tên khác là Rye Whisky) được sản xuất tại Canada từ nhiều loại ngũ cốc, trong đó phải có lúa mạch đen và chúng cũng được ủ tối thiểu trong 3 năm.

Nếu như Whisky là sở hữu hương vị đặc trưng của những loại ngũ cốc lên men thì Brandy tạo ra thế giới của nồng độ cồn từ trái cây, nhất là nho. Người ta sử dụng nước ép trái cây để lên men, sau đó sản xuất theo quy trình mà Chefjob vừa cung cấp ở trên. Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại Brandy không làm từ nước ép mà là xác vỏ thì gọi là Pomace brandy.

Là loại Spirit được chưng cất nhờ quá trình lên men của sản phẩm phụ từ mía như rỉ đường hoặc nước mía. Caribbean và châu Mỹ La Tinh là hai nơi sản xuất Rum nổi tiếng khắp thế giới.

Ngũ cốc, khoai tây được ủ lên men rồi đem đi chưng cất để tạo thành Vodka. Bên cạnh đó, Vodka cũng được làm từ trái cây, lúa miến, lúa mạch đen, củ cải đường, gạo,… Đây là loại rượu tiêu biểu cho phương pháp chưng cất liên tục.

Được chưng chất bởi quá trình lên men của cây Blue Agave, nồng độ cồn thường rơi vào khoảng 38% – 40%. Tequila cần được chưng cất ít nhất 2 lần bằng nồi hoặc thùng inox không gỉ mới đạt tiêu chuẩn.

Tuy cùng là Spirit nhưng mỗi loại Spirit lại mang một sắc màu, hương vị khác nhau và nhờ bàn tay “phù thủy” của các Bartender mà thực khách mới có được ly thức uống trọn vị – trọn hương – trọn sắc. Nhớ tên, am hiểu về Spirit chỉ là một trong những rất nhiều yếu tố khác trên Con Đường Trở Thành Một Bartender Giỏi mà bạn cần thấu hiểu để phục vụ công việc pha chế tốt hơn.

Next Post Previous Post