Nhận Thức Của Bạn Về Nền Văn Hóa Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc Việt Nam
Nhận thức về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt
Nam
Khái niệm nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc xuất hiện lần
đầu tiên trong cương lĩnh năm 1991 được Đại hội VII thông qua. Khái
niệm này được đưa ra để thay thế cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam
có nội dung xã hội chủ nghĩa, có tính chất dân tộc, có tính đảng và tính
nhân dân được nêu ra trước đây.Về khái niệm, nền văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa mới, tạo ra đời sống tinh thần phong
phú và cao đẹp, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp
của tất cả các dân tộc trong nước.
Bản sắc dân tộc là những tinh hoa đáng quý nhất của mỗi quốc gia.
Nói tới bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói tới những giá trị
căn bản, cốt lõi, có tính hạt nhân của dân tộc. Đó chính là những giá trị
bản sắc tồn tại lâu dài, qua hàng trăm, hà ng nghìn năm lịch sử, trải qua
nhiều biến cố, những giá trị đó vẫn tồn tại như vậy và không bị mai một.
Tư tưởng về bản sắc dân tộc được thể hiện qua câu thơ của Tố Hữu:
"Bốn nghìn năm ta lại là ta". Dân tộc Việt Nam có một bề dày truyền
thống lịch sử ấn tượng, bao trùm là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự
cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết các thành
phần của xã hội. Đó còn là lòng nhân ái, nhân v 259;n cao cả; là đạo lý, đức
tính cần cù, sáng tạo trong lao động, giản dị trong lối sống. Có thể nói,
bản sắc dân tộc chính là sức sống bên trong của dân tộc, giúp một dân
tộc có thể cạnh tranh, hợp tác để tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
2
Bản sắc dân tộc của một nền văn hóa hiện diện trong tất cả lĩnh vực
của đời sống nhưng sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc, đây
chính là cốt lõi của một nền văn hóa. Hệ giá trị là tất cả những gì nhân
dân quan tâm, là niềm tin mà con người của một dân tộc cho là thiêng
liêng, cao cả nhất và dần dần sẽ được phát triẻn thành chuẩn mực của xã
hội. Vì thế, đây chính là cơ sở tinh thần cho sự ổn định của xã hội và có tính bền vững, có sức mạnh gắn bó mọi thành viên trong cộng đồng.
Cùng với thời gian và sự phát triển thì những giá trị này lại tiếp tục hóa
thân vào giá trị của giai đoạn sau, theo quy luật kế thừa và phát huy.
Trên thực tế, không phải tất cả những giá trị này đều cố hữu và mãi
mãi tồn tại. Mọi giá trị đều là sản phẩm của lịch sử, do vậy sẽ chịu sự chi
phối của quy luật lịch sử kể cả những giá trị được cho là thiêng liêng
nhất. Chính vì vậy có những giá trị sẽ bị lỗi thời, bị xóa bỏ để những giá
trị mới, tiến bộ hơn được bổ sung. Dân tộc Việt Nam với tư cách là chủ
thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá trị hạt nhân đó để
quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tiếp thu những tinh hoa
của nhân loại hướng tới xã hội văn minh, chân chính và không bị lỗi thời
so với sự phát triển của toàn bộ nhân loại. Vậy, những văn hóa tiên tiến
này là gì?
Nghị quyết TW5 khóa VII năm 1998 đã khái quát nền văn hóa tiên
tiến có năm đặc trưng:
- Yêu nước
- Tiến bộ
3
- Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Marx - Lenin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
- Nhân văn
- Không chỉ trong nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu
hiện, trong cả phương tiện chuyển tải nội dung.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây
dựng hệ thống vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội,
đòi hỏi phải huy động được mọi tiềm năng vật chất và tinh thần của cả
dân tộc. Nền văn h 43;a tiên tiến trước hết phải là nền văn hóa yêu nước.
Vì vậy, chủ nghĩa yêu nước chính là động lực có vai trò rất quan trọng.
Không chỉ vậy, một nền văn hóa tiên tiến còn phải là kết tinh của chân,
thiện, mỹ, là kết tinh của những tinh thần tiến bộ của thời đại và của
loài người.
Cốt lõi của nền văn hóa tiên tiến là ý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trước ánh sáng của chủ nghĩa Marx - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Vă n hóa chính là hệ tư tưởng chi phối quan niệm về giá trị,
chi phối đạo đức, lối sống và hành vi của con người. Đây là học thuyết
cách mạng và khoa học kết tinh tinh hoa văn hóa của nhân loại, hướng
vào giải phóng toàn xã hội, giải phóng dân tộc và con người, tạo điều
kiện phát triển và không ngừng hoàn thiện con người. Sự gặp gỡ của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Marx - Lênin đã tạo ra một mẫu
hình văn hóa, một nhân cách mới. Trong Nghị quyết TW 5 đ ;ã nêu lên
mục tiêu nền văn hóa tiên tiến là tất cả vì hạnh phúc, tự do, sự phát triển
4
toàn diện của con người đặt trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân với
cộng đồng; giữa xã hội và tự nhiên. Đây chính là tính nhân văn cao cả
xuyên suốt nền văn hóa mà dân tộc Việt Nam đang hướng tới.
Một nền văn hóa tiên tiến thể hiện không chỉ ở nội dung tư tưởng mà
còn thể hiện trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện truyền tải
nội dung. Đó chính là cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại trong đời sống
văn hóa, sinh hoạt văn hóa... Ti ên tiến có nghĩa là hiện đại, song không
thể vì thế mà loại trừ bản sắc dân tộc. Bởi nền văn hóa đã bao quát được
quá khứ, hiện tại mà còn vẽ nên cả tương lai của một dân tộc.
Trong thời kì hội nhập, với nền kinh tế mở của nước ta luôn có sự
trao đổi, giao lưu với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vì
thế, việc du nhập những phong tục tập quán của các dân tộc trên thế
giới là điều tất yếu. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc d 226;n tộc là điều hết
sức cần thiết. Nhưng chúng ta không được quên đi truyền thống, cái gốc
rễ của dân tộc mình, chỉ hòa nhập chứ không hòa tan. Đồng thời với
việc tiếp thu văn hóa nhân loại là phải giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc,
khiến cho đời sống tinh thần ngày càng đa dạng và phong phú hơn nữa.
Cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO đan xen lẫn nhau, tác động sâu
rộng không chỉ đến lĩnh vực kinh tế, mà đến mọi lĩnh vực của đời sống
xã h 897;i, đến từng tổ chức và con người. Tận dụng được cơ hội, vượt qua
và đẩy lùi thách thức, biến thách thức thành cơ hội để phát triển, phụ
thuộc vào việc chúng ta phát huy nhân tố chủ quan, nội lực của đất
nước, bản sắc văn hóa, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường của cả
5
dân tộc như thế nào. Việc thực hiện những cam kết với WTO tạo điều
kiện thuận lợi để tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, có cơ hội
phát triển và làm thăng hoa văn hóa dân tộc, tôn vinh hình ảnh Việt
Nam trong cộng đồng thế giới. Tuy nhiên, dưới sự tác động của quá
trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá
của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối với giá trị văn hóa
truyền thống cũng gia tăng. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược
văn hóa phù hợp, thì sự ảnh hưởng này sẽ dẫn đến những hậu quả khó
lường.
Đối với dân tộc Việt Nam, sự biến đổi của nền văn hóa chính là sự
chuyển sang xây dựng một nền văn hóa phù hợp với bối cảnh mới, nền
kinh tế theo cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập với thế giới bên
ngoài. Một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải được
thấm đượm trong tất cả các ho& #7841;t động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng
dụng các thành tựu khoa học, công nghệ ... nhưng cần có cách tư duy
độc lập, có cách giải quyết hiện đại nhưng mang đậm sắc thái Việt Nam.
Sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam chính là nền văn hóa giữ vững
truyền thống và cốt cách dân tộc, đi đôi với tiếp thu nhanh chóng và
sáng tạo những tinh hoa văn hóa nhân loại. Việc tiếp thu này cần phải
phù hợp với điều kiện và bản chất của văn hóa dân tộc, đưa 273;ất nước
thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, hướng tới sự tiên tiến của nhân loại.
Tại hội nghị Trung ương 10 Khóa IX vào tháng 7/2004 đưa ra vấn đề
phải đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế và trung tâm,
6
xây dựng và chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ không ngừng
nâng cao văn hóa, tạo nền tảng tinh thần cho xã hội. Trong thời kì mở
cửa và hội nhập mạnh mẽ ra tầm khu vực và thế giới, cơ chế thị trường
thay đổi đã làm biến đổi văn hóa trong quá trình đổi mới. Nó làm thay
đổi mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, thúc đẩy dân chủ hóa đời
sống xã hội, đa dạng hóa thị hiếu và cách thức sinh hoạt văn hóa. Vì
vậy, phạm vi, vai trò của dân chủ hóa - xã hội hóa văn hóa và của cá
nhân ngày càng tăng lên và mở rộng những thách thức mới đối với sự
lãnh đạo và quản lý công tác văn hóa của Đảng và Nhà nước.
Đứng từ góc độ của sinh viên, nhìn nhận về biện pháp để củng cố
và phát triển tính chất tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của xã hội
Việt Nam:
Trong điều kiện hiện nay, muốn xây dựng một nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, c& #7847;n phải xây dựng được hệ thống giáo dục và
đào tạo, khoa học và công nghệ. Con người luôn là nhân tố quan trọng
trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Mà đội ngũ trí
thức lại chính là nhân tố chính trong xu hướng phát triển này. Đứng từ
góc độ là sinh viên, là bộ phận trí thức chủ yếu trong xu hướng xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ nhất, trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nướ c, hội nhập vào
khu vực và thế giới, con người vẫn luôn gắn bó với những giá trị văn
hóa truyền thống với những giá trị nổi bật như tinh thần yêu nước, ý chí
7
độc lập dân tộc, tự lực tự cường. Vì vậy mỗi sinh viên cần phải tích cực
trau dồi tinh thần yêu nước, nâng cao tinh thần tự giác, độc lập trong
công việc và học tập. Điều này chính là thái độ tích cực của mỗi công
dân trước vận mệnh của Tổ quốc, trước các thay đổi của đất nước về
kinh tế, xã hội.
Thứ hai, con người Việt Nam luôn có đức tính cần cù, sáng tạo trong
mọi hoạt động. Đây là một giá trị đặc trưng, là điểm m 7841;nh trong định
hướng và xây dựng các điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục, lối
sống đạo đức, nhân cách mỗi con người. Mỗi sinh viên cần tận dụng và
phát huy đức tính này vào học tập cũng như cuộc sống.
Thứ ba, truyền thống của dân tộc Việt Nam là tinh thần hiếu học, tôn
sư trọng đạo. Đây là nhân tố quyết định đến sự phát triển hệ thống giáo
dục và đào tạo của đất nước. Việc trau dồi kiến thức giúp phát triển
nhanh nguồn nh& #226;n lực chất lượng cao.
Trong công cuộc đổi mới và phát triển của nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, Nhà nước chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế về
giáo dục và đào tạo, tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới
phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, mở rộng hợp tác với kiến
thức của nhân loại, tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật có trình độ
cao. Để có thể hỗ trợ Nhà nước thực hi ện được kế hoạch này, sinh viên
cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về kiến thức, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, hiểu biết đầy đủ về nền văn hóa
8
của đất nước. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu nền văn hóa của các quốc gia
trên thế giới, tăng sự hiểu biết của bản thân. Đồng thời, cần kiên quyết
phê phán, đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực trong tư tưởng, đạo
đức lối sống... Tích cực bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên,
học sinh sinh viên là một yêu cầu, nội dung được đặc biệt nhấn mạnh.
Yêu cầu văn hoá trong việc xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam về nhân cách
là một vi 879;c cực kỳ cần thiết, vừa có tính cơ bản, chiến lược, vừa rất cấp
bách. Chúng ta đều biết rõ rằng sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là
người đặc biệt quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng thế hệ trẻ. Bởi. với
Người, thế hệ trẻ chính là tương lai của đất nước. Tại Đại hội X, Đảng
ta đã nhấn mạnh các giá trị lớn mà văn hoá phải chăm lo nuôi dưỡng
cho thanh niên, sinh viên, học sinh là lý tưởng sống, lối sống năng lực
trí tuệ vẻ đ ;ẹp đạo đức và bản lĩnh văn hoá. Các giá trị đó mang ý nghĩa
rất quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện dại hoá và hội nhập giao lưu quốc tế.
9