Môi Trường Kinh Doanh Ảnh Hưởng Đến Doanh Nghiệp Như Thế Nào?
Xu thế toàn cầu hóa càng ngày càng phát triển. Nó đem đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cùng với đó là rất nhiều thách thức. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải phân tích môi trường kinh doanh môi cách sáng suốt để hiểu rõ bản chất của xã hội, để tìm ra những giải pháp khắc phục đồng thời phát hiệu điểm mạnh.
Cái chính là môi trường kinh doanh luôn thay đổi, vận động theo nhiều chiều hướng khác nhau, đa dạng và phức tạp.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, phân tích các các nhân tố tố tác động đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở bất kì quốc gia nào, doanh nghiệp cũng là đơn vị cơ sở, một tế bào của nền kinh tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội, trực tiếp phối hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ một cách có hiệu quả nhất.
- Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu trên thị trường, thông qua đó để tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Ta có khái niệm Môi trường là tập hợp các yếu tố, các điều kiện thiết lập nên khung cảnh sống của một chủ thể, từ đó người ta thường cho rằng môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn có quan hệ tương tác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố, điều kiện lại khác nhau. Trong cùng một thời điểm, với cùng một đối tượng có yếu tố tác động thuận, nhưng lại có yếu tố tạo thành lực cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Khi nói đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, người ta thường chia ra môi trường bên trong và môi trường bên ngoài
Môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm:
- Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát)
- Môi trường vi mô (môi trường tác nghiệp)
Khi chúng ta phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp nghĩa là chúng ta đang phân tích để thấy được thách thức và cơ hội mà bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp kinh doanh.
Khi phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp là khi nhà doanh nghiệp muốn thấy được bản chất của doanh nghiệp, điểm mạnh và điểm yếu để có những giải pháp thích hợp nhất.
- Các yếu tố kinh tế:
Môi trường này bao gồm: luật pháp các chính sách và cơ chế của nhà nước đối với nghành kinh doanh. Nhà quản trị phải lưu ý tới các yếu tố trên nhằm tiên đoán những thay đổi quan trọng về chính trị trong nước, khu vực và trên thế giới để có những quyết sách đúng đắn trong kinh doanh.
Sự ổn định chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, vì rủi ro do môi trường chính trị là rất lớn.
- Môi trường công nghệ kỹ thuật.
Hầu như tất cả các hàng hoá sản phẩm được tạo ra hiện nay đều gắn liền với những thành tựu khoa học kỹ thuật -công nghệ. Có thể nói rằng, chúng ta đang sống trong thời kỳ kỹ thuật công nghệ phát triển.
Kỹ thuật - công nghệ với tư cách là một bộ phận của môi trường kinh doanh bên ngoài tác động tác động đến doanh nghiệp trên hai mặt:
+ Thứ nhất, công nghệ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp thông qua công nghệ bên trong. Đó chính là tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật thể hiện thông qua phát minh, ứng dụng chúng vào cuộc sống đã làm cho công nghệ bên trong của doanh nghiệp nhanh chóng lạc hậu.
+ Thứ hai, công nghệ làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, đó là những đối thủ kinh doanh các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Môi trường tự nhiên :
Các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên các mặt sau:
+ Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp.
+ Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng.
+ Tác động đến việc làm và thu nhập của dân cư, do đó ảnh hưởng đến sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp.
- Môi trường văn hoá xã hội.
Nhà quản trị là người phải biết nắm vững cả hai khuynh hướng đó để có giải pháp thâm nhập sản phẩm của nhà sản xuất một cách thích hợp vào từng loại thị trường có nền văn hoá khác nhau.
Văn hoá xã hội nhìn chung ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trên các mặt sau:
+ Văn hoá hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói quen, sở thích, cách cư sử của khách hàng trên thị trường.
+ Văn hoá ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hoá bên trong của doanh nghiệp.
+ Văn hoá quy định cách thức mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài.
Như vậy, có thể thấy rằng những tác động của văn hoá đến doanh nghiệp là rất lớn, đó chính là những cách thức về văn hoá mà doanh nghiệp luôn phải đối đầu.
Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng đa kênh chúng tôi
Đồng bộ với các sàn thương mại điện tử, quản lý chặt chẽ tồn kho, khách hàng,...
- Khách hàng:
Khách hàng là người đang và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất tới sự sống còn của doanh nghiệp. Tính chất quyết định của khách hàng thể hiện trên các mặt sau:
Khách hàng quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào. Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận.
Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào. Phương thức bán và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường phát triển, người mua có quyền lựa chọn người bán theo ý thích của mình và đồng thời quyết định phương thức phục vụ của người bán.
- Đối thủ cạnh tranh:
Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt đối thủ cạnh tranh. Vấn đề quan trọng ở đây là không được coi thưòng bất kỳ đối thủ nào, nhưng cũng không coi tất cả đối thủ là thù địch. Cách sử lý khôn ngoan nhất không phải là hướng mũi nhọn vào đối thủ của mình mà ngược lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải hưóng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng.
- Nhà cung ứng.
Người cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Trên thực tế người cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: Loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu; loại cung cấp nhân công; loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy, mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ tới nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đN 63;t ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả
- Yếu tố vật chất
+ Tiền vốn: Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Nhân sự:
Con người là yếu tố quyết định mọi sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, doanh nghiệp phải chú ý tới việc sử dụng con người, phát triển nhân sự, xây dựng môi trường văn hoá và nề nếp tổ chức của doanh nghiệp.
- Yếu tố tinh thần:
+ Truyền thống, thói quen:
Các truyền thống, thói quen là những yếu tố mang tính rất riêng của doanh nghiệp. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển vừa khách quan vừa chủ quan trong quá trình vận động của doanh nghiệp.
+ Nền văn hoá:
Như ta đã biết những doanh nghiệp có nền văn hoá phát triển sẽ có không khí làm việc say mê luôn đề cao sự chủ động sáng tạo.
+ Giá trị ước vọng của lãnh đạo:
Lãnh đạo theo cách lãnh đạo dân chủ lắng nghe ý kiến đóng góp của của mọi người. Ước vọng đó được thể hiện qua các quyết định của ban lãnh đạo. Cùng với sự phấn đấu của cán bộ công nhân viên.
Mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh và doanh nghiệp được gọi là mối quan hệ hai chiều.
Tại sao lại như vậy?
Một mặt môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tận dụng các thuận lợi đó thì sẽ dễ dàng hoạt động hơn, ngược lại nó cũng có những ràng buộc thách thức lên doanh nghiệp kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không có sự thích ứng với môi trường ấy.
Mặt khác doanh nghiệp cũng có những tác động lên môi trường kinh doanh có thể gây dựng nên những phản ứng tích cực cho môi trường như tạo việc đóng góp vốn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng chúng tôi nhiên nó cũng có thể huỷ hoại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bằng sự ô nhiễm, gây ra nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, tham ô tiêu cực...
Như vậy, môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp cả tiêu cực và tích cực. Đứng trước sự tác động của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp cần có tâm lý sẵn sàng, kiểm soát được tình hình, quản lý được quá trình sản xuất, sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho sự tác động tiêu cực ít nhất. Trong đó, chúng tôi được biết đến là một website giúp doanh nghiệp có thể quản lý doanh nghiệp dễ dàng hơn bằng các dịch vụ quản lý bán hàng, cổng vận chuyển, tăng tốc bán hàng trên các trang thương mại điện tử,... khiến công việc quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả tối ưu nhất.