Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Gồm Những Chức Danh Nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được quy định như sau:
Là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị, xã hội;
Là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Theo đó, Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định cụ thể chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã gồm:
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định 92, cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể:
- Với xã loại 1: Tối đa 23 người;
- Với xã loại 2: Tối đa 21 người;
- Với xã loại 3: Tối đa 19 người.
Trong đó, số lượng cán bộ, công chức cấp xã sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định bằng hoặc thấp hơn số lượng nêu trên, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đặc biệt, nếu xã nào có công an chính quy là Trưởng Công an xã thì số lượng cán bộ, công chức nêu trên sẽ giảm 01 người.
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã này đã bao gồm cả những người đã được luân chuyển, điều động, biệt phái.
Đồng thời, tại Điều 9 Thông tư 13/2024/TT-BNV, mỗi chức danh công chức cấp xã được bố trí từ 01 người trở lên. Với yêu cầu, nhiệm vụ của từng xã, UBND tỉnh có thể bố trí tăng thêm người ở một số chức danh công chức trừ Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
Như vậy, hiện nay, có tới 05 chức danh công chức cấp xã có thể được bố trí 02 người là văn phòng - thống kê, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (với xã).