Quang Hợp Là Gì? Ứng Dụng Của Quang Hợp Trong Đời Sống
Quang hợp là một quá trình tổng hợp lại các chất hữu cơ của các loại thực vật, một số vi khuẩn và tảo nhờ hấp thụ ánh sáng từ năng lượng của mặt trời. Để thực vật có thể quang hợp được thì phải có chất diệp lục có trong lục lạp.
Nhưng có một số vi khuẩn không sử dụng chất diệp lục để quang hợp, mà lại sử dụng một số loại sắc tố khác có tên là bacterochlorophylis. Vậy quang hợp là gì, đây là một quá trình hấp thụ ánh sáng của chất diệp lục có trong lá cây để giải phóng oxy và nước, tổng hợp carbohydrat.
Quá trình quang hợp đóng một vai trò rất quan trọng đối với đời sống của các loại sinh vật trên trái đất. Điều đặc biệt nhất là quá trình quang hợp của cây xanh để tạo ra khí Oxy - là sự sống của tất cả các loại sinh vật.
- Tổng hợp các chất hữu cơ: Sản phẩm được quang hợp sản xuất ra các hợp chất hữu cơ để có thể cung cấp nguồn thức ăn cho tất cả các loại sinh vật. Bên cạnh đó, còn được dùng để làm nguyên liệu cho các công nghiệp và làm thuốc để chữa bệnh cho con người.
- Tích lũy năng lượng: Là một quá trình để chuyển hóa năng lượng của ánh sáng mặt trời thành các liên kết hóa học. Nên nó thường được tích lũy và cung cấp tất cả các năng lượng cho hoạt động của mọi sinh vật.
- Điều hòa không khí: Đây là một quá trình quang hợp của các loại cây xanh, để hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí O2. Bên cạnh đó, nước có đóng vai trò điều hòa không khí và giảm các hiệu ứng của nhà kính đem lại không khí trong lành cho trái đất.
Vì các sản phẩm được quang hợp sản xuất ra đều là một nguồn cung cấp thức ăn. Bên cạnh đó, nó còn mang lại năng lượng cho sự sống của trái đất. Ngoài là còn là nguồn cung cấp các nguyên liệu cho ngành công nghiệp và dược liệu cho con người. Chính vì thế có thể nói rằng qaung hợp là một hiện tượng không thể thiếu của thế giới sinh vật và con người.
Lá cây có cấu tạo bên trong và bên ngoài để có thể thích nghi với chức năng quang hợp như sau:
Bên ngoài:- Có diện tích bề mặt lớn để có thể dễ dàng hấp thụ các tia sáng.
- Phiến là mỏng rất thuận tiện cho việc hấp thụ và thải ra cách dễ dàng.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng để khí CO2 có thể dễ dàng khuếch tán đến lục lạp.
- Các tế bào mô giậu có thể chứa nhiều chất diệp lục được phân bố ở bên dưới lớp biểu bì mặt trên của chiếc lá. Để có thể hấp thụ trực tiếp được các tia sáng chiếu lên bề mặt của chiếc lá.
- Tế bào mô khuyết chứa rất ít chất diệp lục hơn so với mô giậu và nằm ở phía dưới của phiến lá. Trong mô khuyết có rất nhiều khoảng rỗng để tạo điều kiện cho khí O2 có thể dễ dàng phân tán đến các tế bào có chứa các sắc tố quang hợp.
- Hệ gân lá được tủa ra đến tận các tế bào nhu mô của lá. Đây cũng được coi như là một con đường cung cấp nước cùng với các ico khoáng cho quá trình quang hợp. Bên cạnh đó, còn mạch Libe là con đường dẫn các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá cây.
- trong lá có rất nhiều tế bào chứa chất lục lạp với các hệ sắc tố quang hợp ở bên trong được gọi là bào quan quang hợp.
Cây quang hợp bằng cách nào? Là nhờ vào chất diệp lục có trong hệ sắc tố quang hợp của lá cây. Bề mặt của lá cây khi được tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp của mặt trời sẽ giúp các sắc tố diệp lục hấp thụ được các năng lượng và có thể thực hiện quá trình quang hợp của cây xanh. Hệ sắc tố quang hợp của lá cây được chia thành 2 thành phần chính đó là chất diệp lục và carotenoit. Tuy nhiên đối với, các nhóm thực vật thủy sinh và tảo thì có thể hệ sắc tố phụ đó là phycobilin.
Chất diệp lục được chia thành 2 nhóm khác nhau: Diệp lục a và diệp lục b. Đây là một sắc tố rất quan trọng trong quá trình quang hợp để hấp thụ được các ánh sáng có màu xanh lam và đỏ.
- Diệp lục a: Là các phân tử P700 và P680 có trong chất diệp lục a. Sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa các năng lượng của ánh sáng thành năng lượng ATP và NADPH.
- Diệp lục b: Chất diệp lục b sẽ kết hợp với chất diệp lục a còn lại hỗ trợ các phân tử P700 và P680 ở trung tâm để phản ứng quang hợp bằng cách truyền năng lượng của ánh sáng và hấp thụ cho chúng.
Carotenoid là một chất có tác dụng và truyền các năng lượng cho chất diệp lục a và diệp lục b. Tuy nhiên nó còn được chia ra thành xantôphin và carôten, đây là các sắc tố phụ của quá trình quang hợp. Khi ánh nắng có cường độ cao thì carotenoid còn có tác dụng bảo vệ các hệ thống quang hợp không bị cháy nắng.