Quản Lý Của Bộ Giao Thông Về Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ

, DOWNLOAD ZALO 0932091562 at BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ VIẾT BÀI TẠI: chúng tôi

Published on

Download luận văn thạc sĩ ngành quản lí công với đề tài: Quản lý nhà nước của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông đường bộ, cho các bạn tham khảo

  1. 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ................./................ BỘ NỘI VỤ .........../......... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HUỲNH THÚY HẰNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2024
  2. 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ................./................ BỘ NỘI VỤ .........../......... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HUỲNH THÚY HẰNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ ÁNH SÁNG HÀ NỘI - NĂM 2024
  3. 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Nguyễn Huỳnh Thúy Hằng
  4. 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNGT : Tai nạn giao thông KT-XH : Kinh tế - xã hội GTVT : Giao thông vận tải TS : Tiến sĩ CSGT : Cảnh sát giao thông ATGT : An toàn giao thông QLNN : Quản lý nhà nước TTKS : Tuần tra kiểm soát XLVP : Xử lý vi phạm GTĐB : Giao thông đường bộ WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới ETI : Enabling Trade Index HTGT : Hạ tầng giao thông GPLX : Giấy phép lái xe WTO : Tổ chức thương mại thế giới UTGT : Ùn tắc giao thông ĐKV : Đăng kiểm viên TTĐK : Trung tâm đăng kiểm KHCN : Khoa học - công nghệ CSDL : Cơ sở dữ liệu
  5. 6. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng: Bảng 2.1: Thống kê mạng lưới đường bộ Việt Nam.................................................60 Bảng 2.2: Cấp kỹ thuật quốc lộ phân theo địa hình ..................................................61 Bảng 2.3: So sánh phân cấp mạng lưới ĐB ..............................................................63 Bảng 2.4. Nhiệm vụ cưỡng chế giao thông...............................................................67 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Mạng lưới đường bộ Việt Nam ............................................................42 Biểu đồ 3.2: Tình hình ùn tắc giao thông đư&# 7901;ng bộ .................................................44 Hình vẽ: Hình 2.1: Biểu đồ TNGT ĐB giai đoạn 2000-2013..................................................46 Hình 2.2: TNGT trên 100.000 dân............................................................................46 Hình 2.3: TNGT trên 10.000 phương tiện ................................................................47 Hình 2.4: Tỷ lệ số người chết do TNGT trên 10.000 phương tiện ...........................47 Hình 2.5: TNGT theo phương tiện giai đoạn 2024 - 2011.......................................48 Hình 2.6: TNGT theo nguyên nhân...........................................................................49 Hình 2.7: Phân tích nguyên nhân TNGT ĐB của Mỹ và Anh........... .......................50 Hình 2.8: Tỷ lệ TNGT theo loại hình giao thông năm 2024.....................................60
  6. 9. CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ...........................................78 3.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ .................................................................78 3.1.1. Quan điểm...............................................................................................78 3.1.2. Mục tiêu..................................................................................................78 3.1.3. Định hướng chiến lược.... .......................................................................81 3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc của Bộ Giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ............................82 3.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án, thể chế về lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ........................................................................83 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức bộ máy nhà nước, cộng đồng về an toà n giao thông đường bộ ......84 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ (sắp xếp, kiện toàn tổ chức; bồi dưỡng đào tạo cán bộ; luân chuyển, bổ nhiệm, tăng cường cán bộ quản lý nhà nước ...) .......87 3.2.4. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ ............................................................................89 3.2.5. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thô ng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới...........................................................................................90 3.2.6. Nâng cao công tác quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.........................................................................................94 3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động an toàn giao thông đường bộ ............................................................................95 3.2.8. Đẩy m ạnh hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ...........................................................................................................96 KẾT LUẬN............................................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................101 PHỤ LỤC
  7. 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn (tính cấp thiết của đề tài luận văn) Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, việc triển khai hiệu quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của Chính phủ, các Bộ ngành và hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã đạt được nhiều kết quả tích cực với nhiều chủ trương, giải pháp và kế hoạch triển khai hiệu quả như Chỉ thị 18- CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Chấp hành Trung ư&# 417;ng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện một số giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Nghị quyết 16/2008/NQ-CP về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính p hủ về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Quyết định 1586/QĐ-TT ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2024 và tầm nhìn đến năm 2030 ... Ngoài ra, cần phải kể đến sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ ngành chức năng từ Trung ương tới địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, mọi tầng lớp nhân dân trong việc tuyên truyền, nghiêm túc triển khai các quy định pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã đóng góp phần quan trọng vào hiệu quả công tác này trong nhiều năm qua. Tình hình trật tự, an toàn giao thông có chuyển biến, tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, kết quả kiềm chế và giảm tai nạn giao thông chưa bền vững, số người chết, bị thương do TNGT vẫn ở mức cao và còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, tai nạn giao thông, đặc biệt là những tai nạ ;n nghiêm trọng trên đường bộ vẫn diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều bất cập cản trở sự phát triển hạ tầng giao thông như: hệ thống quốc lộ chưa được kết nối thông suốt, còn nhiều tuyến quốc lộ chưa được đầu tư nâng cấp, đã xuất hiện nhiều nút thắt trên các tuyến giao thông huyết mạch; giao thông đô thị còn nhiều yếu kém, ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn thường
  8. 11. 2 xuyên xảy ra; tình trạng chở quá tải trọng gây hư hỏng kết cấu hạ tầng vẫn diễn ra nhức nhối là nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông; quản lý nhà nước về giao thông, trong đó có quản lý vận tải hành khách, hàng hóa còn yếu kém và chưa quyết liệt; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong bộ phận cán bộ thực thi chức năng như cán bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát, cán bộ đăng kiểm diễn ra ngày càng tinh vi, khó kiểm soát; điều kiện đảm bảo an toàn giao thông còn chưa đượ c quan tâm đầu tư, kiểm tra, giám sát thường xuyên cũng khiến tình hình an toàn giao thông trở nên phức tạp. Những tồn tại yếu kém nêu trên làm cho tình hình đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ mặc dù đã được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro gia tăng tai nạn giao thông trên 3 tiêu chí và ùn tắc giao thông, ảnh hưởng tới đời sống của người dân và phần nào cản trở tốc độ phát triển KT-XH đất nước. Để giải quyết các tồn tại, hạn chế nêu trên, Bộ GTVT đã chủ động, tích cực phối hợp với các ban ngành Trung ương và địa phương đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, đột phá và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, các giải pháp vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện để cải thiện mạnh mẽ hơn nữa. Vì thế việc nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đ 32;ờng bộ nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đánh giá đúng nguyên nhân và đưa ra giải pháp trước mắt, lâu dài vừa là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cấp bách của hệ thống chính trị, mà vai trò trung tâm là bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn giao thông từ trung ương tới địa phương. Nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể để điều chỉnh kịp thời các chủ thể, phương tiện tham gia giao thông phù hO 07;p với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, việc nghiên cứu đề tài: "Quản lý nhà nước của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông đường bộ" có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
  9. 13. 4 thành phố trực thuộc Trung ương. Dự báo tình hình và giải pháp góp phần đảm bảo trật tự an toàn GTĐB trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp công tác bảo đảm trật tự an toàn GTĐB trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thủy về đề tài: "Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển", chuyên ngành: Quản lý hành chính công, thực hiện năm 2014 tại Học viện Hành chính quốc gia. Luận án đã triển khai nghiên cứu: Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về đổi mới QLNN về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới QLNN về giao thông đô thị. Phân tích thực trạng giao thông đô thị và thực trạng QLNN về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội, đánh giá về những kết quả đ 841;t được, chỉ rõ hạn chế, yếu kém trong quản lý giao thông đô thị và những vấn đề đặt ra trong quản lý giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội. Luận án đề xuất giải pháp thực hiện đổi mới QLNN về giao thông đô thị tại thành phố theo hướng quản lý giao thông đô thị bền vững trong thời kỳ hội nhập và phát triển. - Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Đại tá Trần Đào làm chủ nhiệm, nghiên cứu về: "Tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng, nguy 4;n nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông" nghiệm thu năm 1999. Đề tài đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng TNGT đường bộ, qua đó đề ra hệ thống giải pháp có căn cứ khoa học và bảo đảm tính khả thi nhằm phòng ngừa TNGT đường bộ của lực lượng CSGT: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn thực hiện pháp luật giao thông, tăng cường công tác TTKS, XLVP, đồng thời phối hợp phòng ngừa, đ ấu tranh chống tội phạm, trang bị hiện đại, chăm lo xây dựng các lực lượng gìn giữ trật tự ATGT cả về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và chế độ, chính sách đãi ngộ, v.v - Trần Sơn Hà: "Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay", Luận án Tiến sĩ Quản lý công, năm 2024. Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng Quản lý nhà nước, đứng trên góc nhìn của Cục Cảnh sá t Giao thông - Bộ Công an nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Luận
  10. 15. 6 phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường QLNN của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn GTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới, định hướng 2030. - Về nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLNN của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn GTĐB ở Việt Nam thông qua việc làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và các cơ sở pháp lý của QLNN trong trật tự an toàn GTĐB. + Đánh giá thực trạng, ph& #226;n tích những ưu điểm, những mặt hạn chế trong công tác trật tự an toàn GTĐB của Bộ giao thông vận tải giai đoạn hiện nay + Xác định các phương hướng và đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nhằm tăng cường QLNN của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn GTĐB trong thời gian tới, định hướng 2030. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là tổng quát hoạt động QLNN của Bộ giao thông vận tải trong lĩnh vực trật tự an toàn GTĐB trên các mặt về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản QLNN về trật tự an toàn GTĐB; việc xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn GTĐB của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc chủ thể và đối tượng của QLNN về trật tự an toàn GTĐB ở Việt Nam giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về QLNN của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn GTĐB. Vấn đề này &# 273;ược tiếp cận dưới góc độ của khoa học Quản lý hành chính công, vì thế luận văn chỉ tập trung nghiên cứu QLNN về trật tự an toàn GTĐB của Bộ giao thông vận tải trong mối liên hệ với QLNN về trật tự an toàn GTĐB của các cơ quan nhà nước nói chung từ năm 2024 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác - Lenin, tư t ưởng Hồ Chí Minh về QLNN, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về QLNN trong trật tự an toàn GTĐB - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp (desk study): Sử dụng trong nghiên cứu tại chỗ để rà soát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
  11. 16. 7 bảo đảm trật tự an toàn GTĐB, các văn bản chính thức và báo cáo của các bộ ngành ở Trung ương và của các địa phương về lĩnh vực này; các tài liệu đã nghiên cứu về đề tài này. + Phương pháp khảo sát trường hợp điển hình: Sử dụng trong chọn lựa một số địa phương điển hình nghiên cứu sâu, mô tả, nhận xét và tìm hiểu nguyên nhân + Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và dự báo để chọn lọc những tri thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn QLNN của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn GTĐB. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Thông qua việc làm rõ thực trạng QLNN của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn GTĐB ở Việt Nam hiện nay - những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, Luận văn góp phần khẳng định nhu cầu thực tiễn phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN của Bộ Giao thông vận tải về trật tự an toàn GTĐB ở Việt Nam hiện n ay và những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về QLNN về trật tự an toàn GTĐB ở Việt Nam. Do đó, làm phong phú thêm lý luận về Quản lý hành chính công. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền QLNN về trật tự an toàn GTĐB, cho cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực GTĐB. Ngoài ra, luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và phổ bi ến giáo dục pháp luật về GTĐB. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông đường bộ Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông đường bộ
  12. 17. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.1. Giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ 1.1.1. Khái niệm giao thông đường bộ Khi nói đến giao thông là nói đến "việc đi lại từ chỗ này qua chỗ kia bằng phương tiện chuyên chở" [34, tr.308]. Ở mỗi thời đại và mỗi quốc gia giao thông đòi hỏi có tính tất yếu, cần thiết của quá trình phát triển đời sống xã hội. Sự phát triển của giao thông mang tính l& #7883;ch sử và phụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế, khoa học - công nghệ nhất định. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi hoạt động giao thông nói chung phải ngày càng hiện đại, phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, văn minh và an toàn hơn. Lịch sử phát triển của xã hội loài người có thể nói từ khi còn sơ khai đến xã hội văn minh ngày nay đều gắn bó chặt chẽ với hoạt động giao thông mà trước hết là GTĐB, sau đó mới phát triển các loại hình giao thông khác nh& #432; giao thông đường thủy, giao thông đường sắt, giao thông đường không. Sự phát triển của hoạt động GTĐB cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Theo Từ điển Tiếng Việt, đường bộ được hiểu là "đường đi trên đất liền" [34, tr.278]. Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: "Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ". Như vậy, giao thông đ 32;ờng bộ được hiểu là việc đi lại từ chỗ này qua chỗ kia của người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà qua sông, suối nối đường bộ. GTĐB và phát triển GTĐB đang được xem xét ở nhiều góc độ kinh tế - xã hội, chính trị dưới sự tác động của sự phát triển khoa học - kỹ thuật tiên tiến. GTĐB là một hiện tượng xã hội có xu hướng biến động mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia. Bởi vì: GT 2;B là một nhu cầu tự nhiên của xã hội loài người. Có thể nhận thấy, hoạt động đi lại, đặc biệt là đi lại bằng đường bộ hay gọi là GTĐB đóng vai trò thiết yếu, quan trọng của loài người và ngày nay đang không ngừng phát triển từ phương tiện, hình thức đến xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
  13. 18. 9 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm trật tự an toàn giao thông đường bộ Từng cá thể con người, tổ chức người nhất định không thể tự lo để thỏa mãn nhu cầu của mình. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, chỉ có Nhà nước mới có thể xây dựng kết cấu HTGT đường bộ. Mặc dù, ở mức độ nào đó, Nhà nước phải huy động sức dân, nhưng trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Trách nhiệm này mang tính pháp lý được quy đN 83;nh trong chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Các quan hệ xã hội diễn ra trong lĩnh vực GTĐB là đối tượng quản lý của Nhà nước. Nhà nước kiểm soát, hướng dẫn, điều chỉnh các quan hệ xã hội để các quan hệ này diễn ra "trong vòng trật tự". Các quan hệ xã hội phát sinh trong GTĐB diễn ra bởi nhiều chủ thể với những mục đích kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh khác nhau và cần được định chế hóa, quy phạm hóa và tiến tới pháp điển hóa. Các quan hệ xã hội trong lĩnh v ực GTĐB cũng như vậy, kết quả của quá trình định chế hóa, quy phạm hóa, pháp điển hóa là Luật giao thông đường bộ năm 2001 được ban hành. Tóm lại, từ vai trò tất yếu của GTĐB và những vấn đề QLNN nêu trên là cơ sở, có tính điều kiện để nghiên cứu khái niệm về trật tự an toàn GTĐB và QLNN về trật tự an toàn GTĐB. Trên thực tế, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về trật tự an toàn GTĐB. Có ý kiến cho rằng: "Trật tự an toàn GTĐB là sự bảo đảm cho mọi h oạt động giao thông được trật tự, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt và mỹ quan môi trường; hạn chế thấp nhất các vi phạm Luật giao thông đường bộ và các quy phạm pháp luật về trật tự ATGT, kiềm chế TNGT, ngăn ngừa thiệt hại do TNGT gây ra" [15]. Quan niệm khác cho rằng: "Trật tự an toàn GTĐB là việc chấp hành triệt để những yêu cầu về kỹ thuật, quản lý đối với các công trình giao thông và phương tiện giao thông, quy định đối với người tham gia giao thông khi hoạt động tr&# 234;n đường bộ, là cho giao thông được trật tự, an toàn, thông suốt, thuận tiện". Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, năm 2005 thì: "Trật tự, an toàn giao thông - trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó bảo đảm cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông, gây thiệt hại v&# 7873; người và tài sản. Trật tự, an toàn giao thông là một mặt của trật tự, an toàn xã hội" [35, tr.1182].
  14. 19. 10 Như vậy, có thể đưa ra khái niệm: Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái xã hội được điều chỉnh bằng hệ thống quy phạm pháp luật bắt buộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo và xử sự có văn hóa nhằm bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông; hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, giao thông được tiện lợi, thông suốt, an toàn, có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu mỹ quan giao th&# 244;ng, chống ô nhiễm môi trường. Trật tự an toàn GTĐB là việc các đối tượng tham gia giao thông thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về GTĐB do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm GTĐB được thông suốt; người, hàng hóa, phương tiện tham gia giao thông không bị xâm hại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các tuyến đường và ở từng địa b 4;n. Trật tự an toàn GTĐB được bảo đảm thể hiện: mọi hoạt động giao thông được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và trật tự, an toàn vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Trật tự an toàn GTĐB là vấn đề xã hội gắn liền với cuộc sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. Xã hội càng hiện đại, văn minh, yêu cầu về trật tự an toàn GTĐB càng cao. Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, khi mà đ ộ an toàn, chi phí trong lưu thông vận chuyển đã kết tinh thành giá cả hàng hóa thì trật tự an toàn GTĐB còn được xem là tiêu chí quan trọng để xem xét việc có quyết định đầu tư kinh doanh và mở rộng sản xuất hay không. Trật tự an toàn GTĐB là một nội dung của trật tự ATGT nói chung và một mặt cấu thành của trật tự, an toàn xã hội. Nếu trật tự an toàn GTĐB được đảm bảo sẽ góp phần giữ gìn trật tự ATGT một cách ổn định và theo đó mọi hoạt động của xã ; hội nói chung cũng như của từng người dân nói riêng đều đạt được mục đích nhất định. 1.1.3. Ý nghĩa của việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ Từ những khái niệm nêu trên, ta nhận thấy công tác đảm bảo, giữ gìn trật tự an toàn GTĐB giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của chúng ta. Xuất phát từ công tác đảm bảo trật tự an toàn GTĐB và thực tế công tác quản lý nhà nước,
  15. 20. 11 tình hình thực tiễn của hoạt động này, có thể nhận thấy chúng có một số ý nghĩa hết sức quan trọng sau: Thứ nhất, giúp giảm thiểu thiệt hại cho xã hội, cho người dân và giữ gìn duy trì trật tự khi tham gia vào một trong những hoạt động thiết yếu của con người là ăn ở, mặc đi lại. Thực tế ta thấy, theo báo cáo của Cục Cảnh sát Đường bộ, đường sắt - Bộ Công an, trong năm 2024 cả nước xảy ra 22.827 vụ tai nạn giao thông làm 8.727 người chết, 21.069 người bị thươn g. Mặc dù số liệu có giảm 3 tiêu chí so với năm 2014 nhưng trung bình mỗi ngày vẫn có 24 người bị chết khi tham gia giao thông. Thiệt hại vật chất của người dân và xã hội là rất lớn, hàng nghìn tỷ đồng. Đó là những con số vô cùng nhức nhối đòi hỏi các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để góp phần giảm thiểu thiệt hại xảy ra. Xuất phát từ đó, công tác đảm bảo trật tự an toàn GTĐB có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ nà ;y. Thứ hai, việc đảm bảo trật tự ATGT như đã đề cập được thể hiện ở công tác quản lý trên 3 lĩnh vực chính là: người tham gia giao thông, phương tiện tham gia giao thông và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ngoài việc tác động đến ý thức người tham gia giao thông, tăng cường công tác quản lý điều kiện tham gia giao thông của các phương tiện như đăng kiểm, giấy phép ... cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao chất lượng, điều kiện kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện cho người tham gia giao thông. Chính vì vậy, các công trình như đường quốc lộ, đường cao tốc, cầu, cống, công trình giao thông bên cạnh việc phục vụ giao thông còn được coi là bộ mặt của đất nước, là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của đất nước. Năm 2014, tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) có báo cáo xúc tiến thương mại toàn cầu (Enabling Trade Index - ETI) thực hiện tại 138 nước cho thấy, mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao th 4;ng của Việt Nam năm 2014 tăng 16 bậc, đứng thứ 74 so với vị trí 90 năm 2012 và 103 năm 2010. Thứ ba, việc đảm bảo trật tự ATGT là sự nghiên cứu để phát triển, ứng dụng và đầu tư, tăng cường quản lý hài hoà giữa 3 yếu tố phương tiện, người lái, kết cấu hạ tầng. Đảm bảo trật tự ATGT cần phải thực hiện đồng bộ công tác đảm bảo 3 yếu tố trên, việc thực hiện các giải pháp để đảm bảo trật tự ATGT cần thực hiện hài hoà
  16. 21. 12 3 yếu tố cấu thành để phát huy tối đa hiệu quả điều tiết, quản lý giao thông đường bộ. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lượng công tác đảm bảo trật tự ATGT có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; có lộ trình, bước đi phù hợp. Thứ tư, công tác đảm bảo trật tự ATGT có ý nghĩa quan trọng trong việc từ thực tiễn xây dựng cơ sở lý luận và tạo cơ sở pháp lý để hoàn thiện, nâng cao chất lượng công t 25;c này trên thực tế. Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà khoa học căn cứ vào thực tiễn công tác này để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT nhằm tạo hành lang, cơ chế nhằm phát triển bền vững, có định hướng cụ thể, có sự nối tiếp trong quá trình hoàn thiện từ tổ chức bộ máy, điều kiện đảm bảo đến công tác dự báo, đề xuất giải pháp, phương hướng trong giai đoạn 5 năm, 10 năm và lâu dài hơn nữa. 1.2. Qu& #7843;n lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ 1.2.1. Khái niệm Muốn có được tình trạng trật tự an toàn GTĐB tốt, trước hết các cơ quan có thẩm quyền việc thực hiện chức năng QLNN về trật tự an toàn GTĐB phải được tổ chức và hoạt động thực sự phát huy được vai trò của chức năng QLNN về lĩnh vực này. Mặc dù quản lý là một vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu nhưng cho đến nay vẫn còn cách hiểu khác nhau về quản lý. Theo Từ điển T iếng Việt: "Quản lý được hiểu dưới hai khía cạnh: một là, tổ chức và điều khiển theo những yêu cầu nhất định; hai là, trông coi và giữ gìn" [34, tr.653]. Xuất phát từ tính kế hoạch của người quản lý nên sự tác động được xác định mục đích rõ ràng là nhằm trật tự hóa một hệ thống bất kỳ nào đó. Do vậy có thể nhận thấy, trước khi có tác động quản lý thì các yếu tố, các đơn vị của một hệ thống đang ở trạng thái tự nhiên, tự ph& #225;t, chưa được sắp đặt thứ bậc. Nhưng dưới tác động của người quản lý thì các yếu tố, đơn vị được đặt vào một vòng trật tự theo ý chí của người quản lý. Trong quản lý xã hội nói chung và quản lý quá trình lao động sản xuất, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ, quản lý là một dạng hoạt động - một hiện tượng tất yếu trong xã hội loài người. C.Mác đã nói về vai trò của quản lý như người chỉ huy dàn nhạ c: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô
  17. 22. 13 tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" [8, tr.51]. Nghĩa là, quản lý xã hội là hoạt động gắn liền với sự hình thà nh và phát triển của xã hội loài người, với sự liên kết con người với nhau để sống và làm việc. Ở đâu có sự hợp tác của nhiều người, ở đó xuất hiện nhu cầu quản lý gắn liền với quá trình phân công và phối hợp trong lao động của con người. Do đó, chức năng quản lý là chức năng của một "nhạc trưởng" thể hiện ở sự điều hòa những hoạt động cá nhân. Quản lý xã hội là một quá trình phức tạp, đa dạng và nhiều biến động. Các yếu t̔ 9; "chủ thể quản lý", "đối tượng quản lý", "khách thể" của quản lý xã hội luôn đặt ra những vấn đề đòi hỏi từ thực tiễn cần được làm rõ về mặt lý luận. Chủ thể của quản lý xã hội là con người hay tổ chức của con người. Hoạt động do chủ thể quản lý tiến hành là hoạt động quản lý. Đối tượng của quản lý xã hội là các quan hệ xã hội mà chủ thể quản lý tác động tới. Suy cho cùng quản lý xã hội là quản lý con người. Mà y& #7871;u tố con người trong các quan hệ xã hội lại là "đối tượng bị quản lý". Như vậy, đối tượng của quản lý xã hội là con người hay tổ chức của con người bị quản lý và khách thể của quản lý xã hội đó chính là "trật tự xã hội". Từ khi xã hội có Nhà nước xuất hiện, bộ phận quản lý cơ bản và quan trọng nhất do Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực thực hiện mang tính nhà nước được gọi là QLNN. Quyền lực trong QLNN có bản chất kh 5;c với quyền lực xã hội, mang tính chất nhà nước do pháp luật quy định và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Nhưng quản lý xã hội không chỉ do Nhà nước mà còn do tất cả các bộ phận cấu thành khác của hệ thống chính trị thực hiện. Theo nghĩa rộng, QLNN được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, có thể do các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được Nhà nước ủy quy& #7873;n, trao quyền thực hiện chức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Theo nghĩa hẹp, hoạt động QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước hay còn gọi là hoạt động quản lý theo ý nghĩa vốn có của nó. Bản chất của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện thông qua
  18. 23. 14 hoạt động lập quy và hành chính. Hoạt động lập quy thể hiện ở việc cụ thể hóa luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội. Hành chính là hoạt động chỉ đạo, quản lý của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Trong hoạt động này, chủ thể quản lý áp dụng các biện pháp tổ chức - pháp lý bằng việc ban hành các văn bản pháp quy và văn bản cá biệt. Hoạt động lập quy và hành chính xuất phát từ đặc thù của hoạt động quản lý hành ph áp nhằm thực hiện quyền lực nhà nước trong quản lý xã hội. Mỗi nhà nước luôn gắn với một thiết chế xã hội nhất định theo phạm vi không gian và thời gian, do vậy đặc tính QLNN sẽ thay đổi tùy theo bản chất của chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. So với hoạt động của các chủ thể khác trong xã hội, QLNN có những điểm khác biệt cơ bản sau đây: Chủ thể QLNN là các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Những chủ thể này tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước về lập pháp và hành pháp theo luật định. Đối tượng của QLNN bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sinh sống và hoạt động sản xuất kinh tế, văn hóa, xã hội trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; các nguồn tài nguyên thiên nhiên và xã hội được khai thác sử dụng vào quá trình cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu xã hội. QLNN có tính toàn diện, bao g&# 7891;m các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và ngoại giao, v.v... QLNN mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật, chính sách, kế hoạch để quản lý xã hội. Mục tiêu QLNN là bảo đảm, bảo vệ sự ổn định và phát triển xã hội bền vững, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Từ những trình bày trên, có thể nêu khái niệm: quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt và chủ yếu nhất, là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hành vi của cá nhân, tổ chức, có sức mạnh và hiệu lực do các cơ quan nhà nước, công chức trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ công, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững xã hội. Hoạt động QLNN nói chung và QLNN trong một lĩnh vực cụ thể nào  73;ó có thể bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau. Phổ biến là quản lý bằng phương
  19. 24. 15 pháp hành chính, phương pháp kế hoạch chính sách, phương pháp kinh tế và phương pháp tư tưởng. Nhưng tựu chung, Nhà nước nào cũng dùng pháp luật như một công cụ, là chuẩn mực khách quan để đánh giá hiệu lực, hiệu quả của QLNN, đồng thời là phương pháp chủ yếu để quản lý xã hội. Tuy nhiên, pháp luật không phải là tuyệt đối, do vậy không được tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật trong QLNN. QLNN về trật tự an toàn GTĐB là hoạt động mang tính chất quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước, nhằm tạo ra các điều kiện để xác lập, duy trì và ổn định các quan hệ về giao thông, theo quy định của pháp luật về trật tự an toàn GTĐB. Đây là một hoạt động có vai trò, vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Bởi vì, tai nạn giao thông hàng ngày vẫn xảy ra đã và đang là một hiểm họa không chỉ đối với nước ta mà còn là hiểm họa chung đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. QLNN về trật tự an toàn GTĐB được tiến hành trên các lĩnh vực: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn GTĐB; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB; quản lý quy tắc GTĐB; quản lý kết cấu HTGT đường bộ; quản lý phương tiện tham gia GTĐB; quản lý người điều khiển phương tiện GTĐB; quản lý vận tải đường bộ; TTKS, XLVP giao thông, thanh tra, kiểm tra; chỉ huy điều khiển giao thông và điều tra, xử lý TNGT. QLNN về trật tự an toàn GTĐB là hoạt động chấp hành và điều hành c&# 7911;a các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội được Nhà nước ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật, nhằm bảo vệ trật tự ATGT. QLNN về trật tự an toàn GTĐB được thực hiện bởi cơ quan hành chính nhà nước, do đó cũng phải tuân theo những nguyên tắc sau: (1) các nguyên tắc chính trị - xã hội, gồm nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc, nguyên tắc pháp chế x ã hội chủ nghĩa; (2) các nguyên tắc mang tính tổ chức, gồm nguyên tắc quản lý theo địa phương, nguyên tắc quản lý theo ngành, nguyên tắc quản lý theo chức năng, nguyên tắc phối hợp quản lý liên ngành. Đối tượng của QLNN về trật tự an toàn GTĐB cũng hết sức đa dạng và phong phú, song như trên đã phân tích, về thực chất, đối tượng của quản lý ở đây cũng chính là con người trong việc thực hiện các nguyên tắc nhằm bảo đảm trật tự an toàn GTĐB, các hành vi nghiêm cấm , cụ
  20. 26. 17 trật tự, an toàn giao thông đường bộ, xây dựng văn hóa giao thông, bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, an toàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. 1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ Từ khái niệm QLNN và QLNN về trật tự an toàn GTĐB có thể rút ra một số đặc điểm chung sau đây: Thứ nhất, QLNN về trật tự an toàn GTĐB là hành vi quản lý của các cơ quan nhà nư&# 7899;c, các cán bộ, công chức được pháp luật quy định. QLNN về trật tự an toàn GTĐB là một trong những nội dung quan trọng của QLNN về GTĐB. Việc tổ chức, thực hiện những nội dung và yêu cầu QLNN về trật tự an toàn GTĐB được tiến hành công khai, thống nhất, đồng bộ bởi các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Do đó, trong quá trình tổ chức, thực hiện cần có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất của nhiều ngành, nhiều lực l& #432;ợng khác nhau, thậm trí của cả hệ thống chính trị. Xuất phát từ đặc điểm của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trật tự an toàn GTĐB rất đa dạng, đặc biệt đây là một môi trường "động" so với các lĩnh vực hoạt động khác. Hiện tượng ùn tắc GTĐB và TNGT đường bộ gây tổn thất về người và phương tiện rất dễ xảy ra. Vì vậy, việc điều chỉnh các quan hệ GTĐB không chỉ dừng lại ở những chính sách, kế hoạch, v.v... Pháp luật phải là công cụ ch ủ yếu để chỉ đạo hành vi của các chủ thể tham gia giao thông và những chủ thể quản lý nhà nước về trật tự an toàn GTĐB. Pháp luật phải có trước một bước và phải quy định về quy tắc GTĐB; hệ thống báo hiệu đường bộ; các điều kiện đảm bảo an toàn GTĐB của kết cấu hạ tầng; phương tiện và người tham gia giao thông; hoạt động vận tải đường bộ, v.v... Thứ hai, việc thực thi QLNN về trật tự an toàn GTĐB chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước và do cán bộ, công chức tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, căn cứ vào thẩm quyền, trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định mà tổ chức cho các chủ thể bị quản lý thực hiện những quy định pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào thẩm quyền được pháp luật cho phép để ban hành các quyết định, hoặc chấp nhận hay bãi bỏ yêu cầu của những
  21. 27. 18 đối tượng bị quản lý. Trong hoạt động áp dụng pháp luật thì chủ thể quản lý chỉ được làm những gì khi pháp luật quy định, phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, tránh tình trạng cửa quyền, lạm quyền, sách nhiễu các chủ thể tham gia GTĐB. Thứ ba, QLNN về trật tự an toàn GTĐB mang tính quyền lực nhà nước với mục đích đảm bảo phục vụ hoạt động xã hội và kinh tế, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tính quyền lực nhà nước về tr& #7853;t tự an toàn GTĐB thể hiện ở chỗ hoạt động QLNN ở lĩnh vực này được tiến hành bởi nhiều cơ quan nhà nước, với những thẩm quyền khác nhau cùng tham gia bảo đảm trật tự an toàn GTĐB. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền QLNN về trật tự an toàn GTĐB căn cứ vào các quy định của pháp luật đề ra các quyết định, mệnh lệnh có tính chất bắt buộc cho các đối tượng quản lý nhằm đảm bảo, duy trì thường xuyên trật tự an toàn GTĐB. Vì thế, hoạt động phối hO 07;p của các cơ quan QLNN về trật tự an toàn GTĐB vừa là yêu cầu, vừa là phương thức để thực hiện mục tiêu QLNN, đây chính là một trong những điều kiện để QLNN. Bên cạnh đó, QLNN về trật tự an toàn GTĐB còn có tác động rất lớn đến đời sống xã hội và phát triển kinh tế; có mục đích đảm bảo phục vụ hoạt động xã hội và hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế và xã hội. GTĐB thông suốt, an toàn, tiện lợi là tiền đề quan tr 885;ng để thúc đẩy sản xuất phát triển, hàng hóa đỡ khan hiếm, đắt đỏ, nguyên, nhiên, vật liệu được cung cấp đầy đủ, giao lưu kinh tế giữa các vùng được đẩy mạnh, v.v... nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế sẽ sôi động hơn. Thứ tư, QLNN về trật tự an toàn GTĐB thể hiện những quy định rất khắt khe đó là hàng loạt các điều kiện đảm bảo trật tự an toàn GTĐB. QLNN về trật tự an toàn GTĐB là lĩnh vực quản lý hết sức phức tạp, bởi v&# 236; hoạt động giao thông có tính xã hội rộng lớn, phổ biến nhất, phương tiện giao thông rất đa dạng, người tham gia giao thông có đủ mọi thành phần, ở nhiều lứa tuổi. Trong khi đó, trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về trật tự an toàn GTĐB nói riêng của đại đa số người tham gia giao thông còn thấp. Để đảm bảo trật tự an toàn GTĐB, hạn chế ùn tắc GTĐB, TNGT đường bộ và tổn thất do TNGT đường bộ gây ra, pháp luật GTĐB quy đ&# 7883;nh người tham gia GTĐB không được làm những
  22. 29. 20 các biện pháp quản lý xã hội của nhà nước, mà việc quản lý nhà nước trật tự an toàn GTĐB còn thường xuyên có tác động đến nhiều mặt hoạt động của đời sống xã hội, từ kinh tế, văn hóa, giáo dục đến việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, từ nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa đến việc mở rộng các vùng đô thị, các khu kinh tế tập trung, từ việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đến việc đảm bảo nh&# 7919;ng quyền lợi cơ bản của công dân trong quá trình đi lại, vận chuyển hàng hóa. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ, về điện, điện tử, về cơ khí chế tạo máy, v.v... sẽ đưa đến con người những phương tiện giao thông hiện đại, với các loại hình giao thông đa dạng, phong phú và thuận tiện cho con người, v.v... Vấn đề đó không những góp phần thực hiện các yêu cầu về kinh tế, văn minh, lịch sự ở một xã hội hiện đại mà còn đáp ứng kịp thời các nhu cầu về tình cảm, quan hệ giao dịch, thăm hỏi hoặc vui chơi, giải trí của nhân dân. Từ đặc điểm trên cho thấy việc QLNN về trật tự an toàn GTĐB phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể của các hoạt động xã hội, phải xuất phát từ các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thực hiện các quyền lợi cơ bản của công dân để xác định và thực hiện các nội dung yêu cầu quản lý trong từng giai đoạ n phát triển của đất nước. Thứ bảy, QLNN về trật tự an toàn GTĐB thường xuyên có sự khai thác, kế thừa và sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật khác nhau. QLNN về trật tự an toàn GTĐB vốn là một lĩnh vực khoa học phức tạp, ở đó không chỉ tập trung các khoa học về quản lý xã hội như vấn đề tổ chức, duy trì hoạt động của các đối tượng tham gia giao thông mà còn tập trung nghiên cứu, khai thác, sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật như: điện,  73;iện tử, tự động hóa, cơ giới hóa, v.v... để tổ chức, chỉ huy, hướng dẫn, điều khiển giao thông, camera giám sát giao thông, phương tiện dùng để đo đếm, ghi nhận các hành vi vi phạm pháp luật giao thông hoặc các phương tiện kỹ thuật khác được sử dụng trong quản lý của lực lượng trực tiếp tiến hành hoạt động QLNN về trật tự an toàn GTĐB như máy tính, máy đo tốc độ, máy đo nồng độ cồn, v.v... cùng với các ngành khoa học kỹ thuật và các phương tiện kỹ thu ật được sử dụng để quản lý thì QLNN về trật tự an toàn GTĐB còn phụ
  23. 30. 21 thuộc rất nhiều vào chất lượng, tính năng, tác dụng và các định tính kỹ thuật của các phương tiện giao thông, các trung tâm chỉ huy điều khiển hoạt động giao thông, và kỹ thuật tổ chức GTĐB quốc gia. Do vậy, có thể nói chất lượng QLNN về trật tự an toàn GTĐB của các chủ thể quản lý hiện nay phụ thuộc vào nhiều kết quả nghiên cứu để áp dụng và khai thác sử dụng các thành tựu khoa học vào QLNN về trật tự an toàn GTĐB của nhiều ngành khác nhau. Nhất là trong giai đo& #7841;n hiện nay khi mà kỹ thuật điện tử và khoa học công nghệ thông tin viễn thông, v.v... đang giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân thì QLNN về trật tự an toàn GTĐB cũng như các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội cũng cần được nhanh chóng đổi mới, áp dụng nhanh nhất các trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng QLNN về trật tự an toàn GTĐB trong phạm vi toàn quốc 1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông & #273;ường bộ 1.2.3.1. Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phát triển kinh tế - xã hội Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, cùng với việc triển khai thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đặt ra những yêu cầu mới đối với QLNN về trật tự an toàn GTĐB. Một hệ thống GTĐB phát triển thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, QLNN về trật tự an toàn GTĐB. Trái lại, nếu một hệ thống GTĐB yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tức là hiệu quả QLNN về trật tự an toàn GTĐB không được đảm bảo, những nội dung QLNN về trật tự an toàn GTĐB chưa được tiến hành một cách đầy đủ và chặt chẽ. Như vậy, QLNN về tr& #7853;t tự an toàn GTĐB là phương thức quản lý hiệu quả nhằm phát huy tối đa vai trò của trật tự an toàn GTĐB trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trật tự an toàn GTĐB là một trong những yếu tố đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. GTVT nói chung, trật tự an toàn GTĐB nói riêng được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Khi bàn về hoạt động GTVT,
  24. 32. 23 không thể vận chuyển các nguyên, nhiên, vật liệu, v.v... đến các trung tâm công nghiệp, trung tâm sản xuất. Giao thông kém thì xã hội trì trệ, kém năng động, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Xã hội càng phát triển đòi hỏi hoạt động giao thông nói chung, GTĐB nói riêng càng hiện đại, phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiện nghi, văn minh hơn và an toàn hơn. Trật tự an toàn GTĐB tốt sẽ tạo điều kiện giao lưu kinh tế, phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ làm gi 843;m chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các vùng. Có thể nói, sự phát triển của GTĐB và mức độ bảo đảm trật tự an toàn GTĐB cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay, muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, trong đó xây dựng và phát triển GTĐB phải đi trước một bước. Chiến lược ph 5;t triển GTVT Việt Nam đến năm 2024 xác định: "GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng, cần đầu tư phát triển trước một bước với tốc độ nhanh, theo phương châm đi tắt, một số công trình đi ngay vào hiện đại hóa, nhằm tạo tiền đề, làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, v.v..."[6]. Các chuyên gia quản lý đều cho rằng phát triển hệ thống giao thông nói chung, nhất là GTĐB là bộ phận cơ bản cấu thành của kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu h& #7841; tầng xã hội. Nhờ hệ thống GTĐB các hoạt động giao lưu kinh tế, hàng hóa ngày càng mở rộng, phá vỡ kinh tế tự cung tự cấp, khép kín, tăng tốc độ luân chuyển của vốn. Nói cách khác, giao thông nói chung, trật tự an toàn GTĐB nói riêng góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong các hoạt động kinh tế nói chung. Giao thông phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Ngược lại nền kinh tế càng phát triển càng tạo khả năng hoàn thiện và phát triển giao thông. Trong n 873;n kinh tế thống nhất, mối liên hệ đó càng chặt chẽ, càng thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển. Các nhà kinh tế đã tính toán rằng: để tăng 1% GDP cần tăng đầu tư tới 4%. Đầu tư làm tăng tổng cầu, do đó làm tăng thu nhập của nền kinh tế. Trong đầu tư thì đầu tư cho phát triển GTĐB chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, đầu tư phát triển GTĐB và trật tự an toàn GTĐB thực sự là đầu tư phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai tr 42; của hệ thống giao thông nói chung, của trật tự an toàn
  25. 34. 25 hướng tới thực hiện mục tiêu mọi hoạt động GTĐB được trật tự, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt và mỹ quan môi trường, hạn chế thấp nhất các vi phạm pháp luật GTĐB, hạn chế ùn tắc GTĐB, kiềm chế TNGT đường bộ, ngăn ngừa thiệt hại do TNGT đường bộ gây ra. Như vậy, trật tự an toàn GTĐB là một bộ phận không thể tách rời, có quan hệ khăng khít với trật tự, an toàn xã hội; trật tự an toàn GTĐB được đảm bảo thì mới góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc sẽ là cơ sở, là điều kiện để giữ vững trật tự an toàn GTĐB, củng cố phát huy tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong QLNN về trật tự an toàn GTĐB. 1.2.3.3. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với đảm bảo an ninh, quốc phòng Ngoài việc đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, QLNN về trật tự an toàn GTĐB còn nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng. Bởi vì, một hệ thống đường bộ thông suốt, an toàn, trật tự, liên tục, thuận lợi là mục tiêu của QLNN về trật tự an toàn GTĐB, đồng thời nó cũng là một phần cơ sở vật chất, kỹ thuật quan trọng cho an ninh, quốc phòng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ, gian khổ và cũng hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, một trong những yếu tố làm nên chiến thắng vĩ đại đó là ý chí quyết chiến, quyết thắng củ ;a toàn quân và toàn dân, với quyết tâm: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", chúng ta xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử - tuyến đường bộ đặc biệt quan trọng để chi viện lực lượng, vũ khí, quân lương cho chiến trường miền Nam. Ngày 24/3/1966, tại Đại hội Thi đua đảm bảo GTVT quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "GTVT rất quan trọng đối với chiến đấu, đối với sản xuất, đối với đời sống nhân dân, v .v... Nếu giao thông có chỗ nào đó nghẽn lại thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến đấu đến sản xuất đến đời sống nhân dân", "GTVT là một mặt trận, mỗi cán bộ, công nhân, thanh niên xung phong, xã viên vận tải là một chiến sĩ. Quyết tâm làm cho GTVT thắng lợi, GTVT thắng lợi là chiến tranh đã thắng lợi phần lớn rồi". Ngày nay, trật tự an toàn GTĐB ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo an
  26. 35. 26 ninh, quốc phòng. Trật tự an toàn GTĐB nối liền các vùng, các miền, các địa phương, giảm bớt độ chênh lệch về mọi mặt của các vùng, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết giữa các cộng đồng dân cư, góp phần ổn định chính trị. Trật tự an toàn GTĐB đảm bảo cung cấp hậu cần, tăng tính năng cơ động cho các lực lượng an ninh, quốc phòng làm nhiệm vụ giữ gìn bảo vệ chủ quyền, trọn vẹn lãnh thổ, phòng chống mọi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, bảo v&# 7879; vững chắc thành quả cách mạng. Với ý nghĩa to lớn đó, Nhà nước Việt Nam phải không ngừng tăng cường QLNN về trật tự an toàn GTĐB để GTĐB thật sự là cơ sở vật chất cho an ninh, quốc phòng. GTĐB phải kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng, coi phát triển GTĐB là quan trọng đối với an ninh, quốc phòng, coi QLNN về trật tự an toàn GTĐB là biện pháp quản lý hàng đầu để phát huy tối đa vai trò của trật tự an toàn GTĐB trong củng cố an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy, chiến lược ph&# 225;t triển GTVT Việt Nam đến năm 2024 đã khẳng định: "phát triển hệ thống GTVT trên cơ sở hiệu quả nhất về mặt kinh tế - xã hội với việc đảm bảo ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng" [6]. 1.2.3.4. Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với thúc đẩy giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế Để tạo được hội nhập khu vực và quốc tế, ngoài các dịch vụ vận tải, thương mại, quá cảnh, v.v... nhất thiết phải có một hệ thống GTĐB hài hòa và thuận tiện nhằm cung cấp mạng lưới kết cấu HTGT vận tải ở trình độ tiên tiến hữu hiệu và an toàn có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Đường bộ xuyên Á, ASEAN, khu vực nhằm mục tiêu nối thủ đô với thủ đô, nối các khu công nghiệp, các trung tâm, nối các khu danh lam thắng cảnh, du lịch, nối các cảng biển với các cảng biển. Hệ thống đường này sẽ tạo hành lang vận tải xuyên quốc gia, khu vực, thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, hành k hách. Để trật tự an toàn GTĐB thực sự góp phần thúc đẩy giao lưu hội nhập khu vực và quốc tế thì việc phát huy, khẳng định vai trò của QLNN về trật tự an toàn GTĐB được xem là biện pháp tiên quyết - biện pháp để biến những mục tiêu thành hiện thực. Muốn vậy, mọi hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản QLNN về trật tự an toàn GTĐB; tổ chức thực
  27. 36. 27 hiện pháp luật về trật tự an toàn GTĐB; XLVP pháp luật về trật tự an toàn GTĐB phải được các cấp, các ngành, các chủ thể có thẩm quyền quan tâm thường xuyên, coi đó là yếu tố quyết định cho sự thành công của chiến lược phát triển GTVT và bảo đảm trật tự an toàn GTĐB ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Tóm lại, để thực hiện QLNN về trật tự an toàn GTĐB một cách có hiệu quả nhất, Nhà nước sử dụng đồng thời nhiều công cụ khác nhau để thực hiện tác động thông qua ba khâu của quá trình QLNN, đó là: lập quy; tổ chức thực hiện và XLVP về trật tự an toàn GTĐB. Ba khâu này có quan hệ chặt chẽ với nhau, thiếu đi một trong ba khâu đó thì không thể có quá trình QLNN về trật tự an toàn GTĐB. Mục đích cuối cùng của QLNN về trật tự an toàn GTĐB nhằm phát triển hệ thống GTĐB thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, đảm bảo tr ật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy giao lưu hội nhập khu vực và quốc tế, cũng như tạo động lực quan trọng cho các lĩnh vực khác của đời sống xã hội không ngừng phát triển. 1.2.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ Thứ nhất, QLNN về trật tự an toàn GTĐB phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng và sự quản lý điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước. QLNN về trật tự an toàn GTĐB là nhiệm vụ quan trọng của mọi nhà nước, là một bộ phận của QLNN về trật tự, an toàn xã hội; vì thế cũng như nhiều vấn đề quan trọng khác của xã hội, QLNN về trật tự an toàn GTĐB phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước ở trung ương và địa phương. Hiến pháp 2013 khẳng định rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố lãnh đạo xã hội, lãnh đạo Nhà nước. Vì vậy, QLNN về trật tự an toàn GTĐB, sự lãnh đạo đó c ủa Đảng phải được thực hiện một cách rõ ràng và đầy đủ, từ việc hoạch định chính sách, chủ trương xây dựng các công trình, kết cấu kỹ thuật trật tự an toàn GTĐB, cho đến việc bổ sung điều chỉnh hệ thống pháp luật, lãnh đạo chỉ đạo Nhà nước, tổ chức quần chúng và các cơ quan chức năng trong thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn GTĐB. Mặt khác, trật tự an toàn GTĐB vốn dĩ là một nội dung trong QLNN, đòi hỏi phải thực hiện trên c 17; sở mọi nguồn lực xã hội, sức
  28. 37. 28 mạnh chung của toàn dân. Vì thế, với tư cách là người đại diện cho xã hội, cho quyền lợi công, quyền lợi cộng đồng, Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tiên và trước hết là việc huy động các nguồn lực cho việc bảo đảm trật tự an toàn GTĐB, đồng thời với tư cách là cơ quan quản lý điều hành cao nhất, Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo, điều phối chung toàn xã hội nhằm bảo đảm trật tự an toàn GTĐB được tiến hành khoa học, thống nhất, cân đ ối và toàn diện tránh sự trùng dẫm cản trở, phá vỡ nhau, gây lãng phí. Việc kết hợp QLNN về trật tự an toàn GTĐB theo ngành và lãnh thổ là cần thiết và mang tính tất yếu khách quan như Văn kiện Đại hội Đảng IX đã nêu rõ "Phân công, phân cấp nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ". Trong điều kiện mới, đổi mới cơ chế QLNN về trật tự an toàn GTĐB cần được tiến hành theo hướng phân cấp h 907;p lý hoạt động QLNN về trật tự an toàn GTĐB giữa trung ương và địa phương. Phương hướng cải cách bộ máy nhà nước ta một mặt bảo đảm tăng cường tính thống nhất của Nhà nước, quyền QLNN về trật tự an toàn GTĐB tập trung của trung ương; nhưng mặt khác mở rộng tính dân chủ, tính chủ động, quyền tự chủ của địa phương trong lĩnh vực này. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật về trật tự an toàn GTĐB cần phải điều chỉnh, phân đ& #7883;nh rõ chức năng của Chính phủ, các bộ, ngành và theo hướng phân cấp hợp lý giữa trung ương và địa phương trong QLNN về trật tự an toàn GTĐB. Thứ hai, QLNN về trật tự an toàn GTĐB phải gắn liền với Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn GTĐB đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2030 và phải được thực hiện trên cơ sở mọi nguồn lực của Nhà nhước, của xã hội được huy động. Trật tự an toàn GTĐB là sản phẩm có ý thức của xã hội có tổ chức, s̐ 3;n phẩm đó không phản ảnh về một nội dung, một vấn đề của đời sống xã hội, mà là sự kết tinh trên nhiều lĩnh vực của đời sống cộng đồng, khả năng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đến trình độ quản lý, mức độ văn minh, tiến bộ trong quản lý điều hành, đặc biệt trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế nhiều nội dung yêu cầu của quản lý xã hội nói chung, QLNN về trật tự ATGT nói riêng đã phát sinh nhi 873;u vấn đề phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Chiến lược
Next Post Previous Post