Công Dân Với Các Quyền Dân Chủ, Trắc Nghiệm Gdcd Lớp 12

a. Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử

* Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ bản đại biểu của nhân dân.

- Hiến pháp quy định mọi công dân VN đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Pháp luật quy định rất chặt chẽ những trường hợp không được quyền bầu cử và quyền ứng cử.

* Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân.

- Quyền bầu cử: thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Quyền ứng cử: thực hiện bằng hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.

* Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực Nhà nước - cơ quan đại biểu của nhân dân.

- Các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri.

- Các đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.

c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử cử công dân

- Đây là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực Nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

- Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta.

a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội

* Ở phạm vi cả nước.

* Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", theo Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở có 4 loại:

- Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

- Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

- Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.

c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Nhân dân tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của quản lí nhà nước và xã hội, làm cho đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng và văn minh.

a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

* Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.

b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

* Người có quyền khiếu nại, tố cáo

- Người khiếu nại: cá nhân, tổ chức đều có quyền khiếu nại.

- Người tố cáo: Chỉ có công dân mới có quyền tố cáo.

* Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo:

- Người giải quyết khiếu nại:

+ Người đứng đầu cơ quan hành chính.

+ Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính.

+ CT UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng thanh tra CP, TTCP.

- Người giải quyết tố cáo: là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền là:

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo.

+ Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.

+ Chánh thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, TTCP.

* Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại có 4 bước:

+ B1: Người khiếu nại nộp đơn.

+ B2:Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết.

+ B3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết, thì quyết định có hiệu lực. Nếu không đồng ý thì tiếp tục khiếu nại tiếp...

+ B4: Người giải quyết khiếu nại làn 2 xem xét giải quyết, nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra Tòa..

- Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo có 4 bước:

+ B1: Người tố cáo gởi đơn tố cáo.

+ B2:Người giải quyết tố cáo xác minh và ra quyết định.

+ B3:Nếu người tố cáo thấy việc giải quyết không đúng thì có quyền tố cáo với cơ quan cấp trên...

+ B4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết.

c. Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

- Đây là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ.

- Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.

- Trách nhiệm của Nhà nước:

- Quốc hội ban hành Hiến pháp và các luật làm cơ sở pháp lí vững chắc cho sự hình thành chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

- Chính phủ và chính quyền các cấp tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật.

- Tòa án và các cơ quan tư pháp phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh những hành vi vi pham pháp luật.

- Trách nhiệm của công dân:

- Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ Nhà nước và xã hội.

- Muốn làm một ngườu chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.

Next Post Previous Post